Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

Phường Thạnh Mỹ Lợi dập dịch Zika tức thì

Trung tâm Y tế dự phòng Q.2 tổ chức phun thuốc diệt muỗi trong nhà dân tại P.Thạnh Mỹ Lợi, Q.2, TP.HCM chiều 5-4 - Ảnh: Văn Tiên
Trung tâm Y tế dự phòng Q.2 tổ chức phun thuốc diệt muỗi trong nhà dân tại P.Thạnh Mỹ Lợi, Q.2, TP.HCM chiều 5-4 - Ảnh: Văn Tiên

Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, hôm qua 9-4 cũng cho biết Trung tâm Y tế dự phòng Q.2 còn phát tờ rơi, truyền thông vận động người dân tự diệt lăng quăng và muỗi tại hộ gia đình, tiếp tục giám sát tại ổ dịch cho đến khi công bố hết dịch.

Ngoài ra, các đơn vị chức năng còn tổ chức họp tổ dân phố để triển khai hàng loạt hoạt động phòng chống dịch bệnh Zika và sốt xuất huyết với các nội dung: thành lập bàn tư vấn; truyền thông giáo dục sức khỏe bằng loa phát thanh và buổi nói chuyện; phát tờ rơi kết hợp diệt lăng quăng; ký cam kết không có lăng quăng tại các hộ kinh doanh, công trình xây dựng, nhà trọ…; tổ chức ban ngành đoàn thể vận động người dân tự diệt lăng quăng, diệt muỗi vào chủ nhật hằng tuần kể từ ngày 10-4 và thực hiện trong ba tuần liên tiếp.

Theo bác sĩ Trí Dũng, tuy chỉ có một ca bệnh tại P.Thạnh Mỹ Lợi nhưng do Zika được xếp vào loại bệnh truyền nhiễm nhóm B, một ca cũng được coi là có ổ dịch nên UBND TP.HCM đã công bố dịch bệnh do virút Zika ở mức độ quy mô phường, xã.

Về thời gian công bố hết dịch, theo bác sĩ Trí Dũng là trong vòng 24 ngày kể từ ngày khởi bệnh của ca nhiễm Zika đầu tiên mà không xuất hiện ca bệnh mới.

Bà Phạm Thị Mai ở khu phố 1 cho biết mấy ngày nay tại khu vực bà ở (cách nhà bệnh nhân nhiễm virút Zika khoảng 20m) đều có nhân viên y tế vào nhà phun xịt thuốc diệt muỗi.

Tuy nhiên, bà Mai vẫn mua thêm nhang đuổi muỗi và bình thuốc xịt muỗi vì nhà có cháu nhỏ mới 7 tuổi. “Mấy ngày nay, ngày nào tôi cũng phải đốt nhang, xịt thuốc hai ba lần” - bà Mai nói.

Lãnh đạo UBND P.Thạnh Mỹ Lợi cho biết đang tiến hành tổng vệ sinh diệt muỗi, diệt lăng quăng, đồng thời tổ chức tuyên truyền để ổn định tâm lý của người dân. Toàn bộ hoạt động được thực hiện liên tiếp trong bốn tuần.

“Trước mắt phường phải thực hiện một loạt công việc cấp bách để xử lý ổ dịch và không để người dân hoang mang” - vị lãnh đạo này nói.

L.TH.H. - TIẾN LONG

Bệnh nhân cai nghiện đã xuất hiện người xài ma túy đá

Người nghiện uống methadone điều trị tại Trung tâm Tư vấn và cai nghiện TP.HCM - Ảnh: Tiến Long
Người nghiện uống methadone điều trị tại Trung tâm Tư vấn và cai nghiện TP.HCM - Ảnh: Tiến Long

​Nhưng giờ đây hai trong số tám bệnh nhân tôi nói chuyện vào đây do sử dụng methamphetamine 
(ma túy đá)..

Sử dụng ma túy đá gây ra hậu quả nặng nề hơn nhiều so với các loại chất kích thích gây nghiện khác. Ma túy đá có thể dẫn đến sự phụ thuộc nghiêm trọng vào chất này, không những khó bỏ mà còn phải mất nhiều thời gian hơn để điều trị so với các loại ma túy khác.

Người phụ thuộc vào ma túy đá thường tái nghiện nhiều lần sau quá trình cai nghiện hoặc điều trị, có những triệu chứng như hoang tưởng, hành vi hung hăng, cũng như nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.

Vì thường được chích, do đó loại ma túy này có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV. Ngoài ra, vì ma túy đá có thể nâng cao khả năng tình dục nên cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục nếu quan hệ tình dục không an toàn.

Ông Kenneth W. Robertson - Ảnh: nhân vật cung cấp
Ông Kenneth W. Robertson - Ảnh: nhân vật cung cấp
“Nếu phát hiện một đứa trẻ hoặc một người trẻ sử dụng ma túy, phải giúp người đó được điều trị và không áp đặt cảm giác tội lỗi lên họ

Để hạn chế người nghiện trẻ

Có rất nhiều cách để hạn chế số người trẻ nghiện, bao gồm giáo dục, phòng ngừa, điều trị và hỗ trợ phục hồi. Khởi đầu có thể là một chương trình giáo dục mạnh mẽ ở cấp trường học và gia đình về việc sử dụng chất gây nghiện.

Điều quan trọng là cung cấp thông tin thực tế về việc sử dụng các chất gây nghiện, tác động của chúng và hậu quả tiêu cực đến sức khỏe và xã hội có thể xảy ra. Cha mẹ cần phải đối thoại thành thật và cởi mở với con cái về ma túy, ngay cả ở lứa tuổi còn nhỏ. Để làm được vậy, cha mẹ cần phải cởi mở và không phán xét.

Các chiến dịch giáo dục công cộng thông qua các cuộc hội thảo giáo dục, apphich đặt tại các khu vực công cộng hoặc trên phương tiện công cộng cũng là một hình thức nâng cao nhận thức của người trẻ về tác hại của ma túy.

Ngoài ra, trong giáo dục cộng đồng, việc nhận thức rằng các chứng rối loạn sử dụng chất gây nghiện và nghiện ngập là bệnh, không phải là thiếu đạo đức hay tệ nạn xã hội là cực kỳ quan trọng.

Chứng nghiện có thể được điều trị như một căn bệnh về não, mà không cần phải làm xấu hổ bất cứ cá nhân nào hoặc trừng phạt bằng cách nhốt họ lại. Điều này nên được xem như là một nguyên tắc trong việc làm thế nào để đối phó với vấn đề này.

Nếu không điều trị, cơ hội để người nghiện phục hồi và trở lại với gia đình, bạn bè và cộng đồng là thấp hơn nhiều.

Cần sự hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng

Nếu một người nghiện ma túy chấp nhận điều trị, điều cực kỳ quan trọng là gia đình, bạn bè và cộng đồng cần hỗ trợ người đó trong hành trình phục hồi. Một trong những lý do chính mà mọi người phủ nhận họ có “vấn đề về ma túy” là do họ sợ bị chế nhạo, bị giận dữ, xua đuổi hoặc cấm đoán từ gia đình và cộng đồng.

Tại Mỹ, một trong những mô hình điều trị sử dụng chất gây nghiện là một loạt dịch vụ xoay quanh cá nhân được điều trị, huy động sự tham gia của chính phủ, cộng đồng, các dịch vụ gia đình và hỗ trợ khác.

Một nhân viên phụ trách tốt được đào tạo làm thế nào để có được tất cả các dịch vụ cần thiết cho người được điều trị và gia đình của họ. Hãy xem việc hỗ trợ phục hồi như một chiếc bánh xe, bệnh nhân là trung tâm và tất cả nan hoa xung quanh bánh xe là các dịch vụ hỗ trợ, người phụ trách điều trị như chiếc vành giữ các phần của bánh xe với nhau.

Thực tế cho thấy Việt Nam đã tiến một bước dài trong việc thay đổi cách thức nhìn nhận và giải quyết vấn đề ma túy.

Hiện đã có một sự chuyển đổi quan điểm ở cấp Chính phủ, nhân viên y tế và một phần cộng đồng, từ chỗ xem người sử dụng ma túy như tệ nạn xã hội thành đối tượng có thể điều trị bằng y tế.

Số người điều trị bằng methadone tại Việt Nam đã tăng lên đáng kể trong tám năm qua, hiện có khoảng 44.000 người, trong khi số lượng người ở các trung tâm điều trị bắt buộc đã giảm. Số lượng nhân viên y tế, nhân viên tư vấn, nhân viên xã hội, tâm lý, những người được đào tạo các chủ đề lâm sàng (ví dụ như quản lý methadone), đã tăng lên rất nhiều.

Hầu hết những nỗ lực này là kết quả từ sự hợp tác lâu dài giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Mỹ thông qua chương trình PEPFAR được thành lập bởi Chính phủ Hoa Kỳ để giúp các quốc gia trên thế giới tiêu diệt HIV.

Chém người, chui ống cống vì “ngáo đá”

Thời gian qua, có không ít trường hợp sử dụng ma túy đá dẫn đến hành vi gây rối trật tự công cộng, thậm chí gây nguy hiểm đến những người xung quanh. Dưới đây là một số trường hợp Tuổi Trẻ đã đưa tin.

Ngày 7-3-2016, Phạm Viết Huy (ngụ Vũng Tàu) trong cơn “ngáo đá” đã cầm dao sang nhà hàng xóm chém gây thương tích nặng cho chị Bùi Thị Đậm và con gái chị Đậm là cháu Nguyễn Thị Phương Trang. Sau đó, Huy dùng dao tự cắt cổ và tay mình.

Sáng 11-3-2016, tài xế Trịnh Hữu Đông lái xe bảy chỗ lạng lách qua nhiều tuyến đường ở TP.HCM, gây kinh hoàng cho người đi đường. Khi bị CSGT truy đuổi, Đông bỏ chạy và va quẹt với hàng loạt ôtô, xe máy, vượt qua cả dải phân cách để đi vào làn đường dành cho xe hai bánh, dùng dao đâm về phía CSGT không cho tiếp cận...

Sau khi bị đưa về Công an P.An Lạc (Q.Bình Tân), Đông cười nói huyên thuyên, có biểu hiện sử dụng ma túy đá. Kết quả thử nhanh tại cơ quan công an cho thấy Đông dương tính với ma túy.

Trưa 16-12-2015, một cô gái trẻ chui vào ống cống ở P.15 (Q.Gò Vấp). Trước khi chui vào ống cống, cô gái này còn la hét và lấy gạch đập vào đầu mình. Công an P.15 (Q.Gò Vấp) cho biết cô gái này 24 tuổi và bị “ngáo đá”.

Sáng 3-12-2015, một thanh niên có biểu hiện “ngáo đá” đã trèo lên cây cao trên đường Hoàng Đạo Thành, Q.Thanh Xuân (Hà Nội) và gào thét. Phải mất bốn tiếng lực lượng công an mới bắt được thanh niên này trong khi anh ta vẫn chống cự quyết liệt...

N.Đ.

KENNETH W. ROBERTSON (Chuyên viên tư vấn điều trị lạm dụng chất gây nghiện từ Văn phòng PEPFAR ở Hà Nội) - NGỌC ĐÔNG ghi

Ăn canh chua mua sức khỏe

Nấu canh chua cá lóc - Ảnh: T.L.
Nấu canh chua cá lóc - Ảnh: T.L.

1. Cá lóc có tính bình không độc, tác dụng trừ phong thấp, chữa trĩ, tốt cho phụ nữ có thai. Người có đờm nhiều, nóng trong người, trẻ em, người già, sản phụ đều ăn tốt.

2. Thơm (dứa) chứa nhiều đường, vitamin, axit hữu cơ, làm thuốc bổ, giúp tiêu hóa, ăn uống dễ tiêu, lợi tiểu, giải độc.

Thơm được dùng chữa thiếu máu, xơ vữa động mạch, viêm khớp, béo phì, trong thời tiết nóng, người bứt rứt, mệt mỏi, bực bội, đổ mồ hôi nhiều, không muốn ăn uống thì nên ăn dứa, còn giúp có giấc ngủ yên.

Tuy nhiên, người có tì vị hư hàn hay bị tiêu chảy thì không nên ăn và phụ nữ có thai không nên uống dịch ép quả dứa chưa chín gây tăng co bóp tử cung, dễ trụy thai.

3. Bạc hà (giọc mùng) nhiều chất xơ, giúp nhuận trường.

4. Đậu bắp có chứa nhiều chất xơ, chất nhầy, tính mát, giúp nhuận trường, giải độc, chất nhầy trong đậu bắp cũng đang được nghiên cứu để làm hạ đường huyết của người tiểu đường type 2.

5. Cà chua khai vị, giải nhiệt, chống hoại huyết, chống nhiễm khuẩn, chống ung thư tuyến tiền liệt, chữa suy nhược, ăn không ngon miệng, khi chế biến nên cắt nhỏ rồi xào trong một ít dầu ăn để chiết lấy licopene.

6. Giá sống nhiều vitamin E, chữa thiểu năng sinh dục, chống lão hóa, ngừa cholesterol trong máu và kéo dài tuổi thọ.

7. Để có vị chua người ta hay dùng quả me, quả khế hay quả sấu. Các loại quả này có chứa nhiều axit hữu cơ giúp nước canh có vị chua dễ ăn, dịch quả me có tác dụng thanh nhiệt giải độc, nhuận trường, quả sấu thanh nhiệt, giải khát (sấu ngâm đường), kích thích tiêu hóa, tiêu thực.

Dùng quả khế nấu canh chua có tác dụng chữa sốt, cầm tiêu chảy, ngừa xuất huyết do nhiệt tích trong cơ thể. Khế cũng chứa nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng của cơ thể và làm giảm lượng đường trong máu.

8. Gia vị, phi tỏi và vài củ sả sẽ làm hương vị món canh thơm hơn và nêm với một vài ngọn rau tần, ngò gai, rau om lại làm tăng thêm tác dụng sát trùng đường hô hấp, phòng ngừa viêm họng.

Tuy nhiên món canh chua cũng hạn chế, không dùng cho những người có cơ địa hay bị tiêu chảy, viêm loét dạ dày. Người thận yếu, suy thận không nên dùng thơm, khế, bạc hà vì có nguy cơ tạo thành sỏi trong thận và bàng quang, gây nguy hiểm.

Tóm lại ăn ngon nhằm mục đích hưởng thụ hương vị cuộc sống mà còn để phòng bệnh, do đó nên biết cách thay đổi các loại rau củ quả để vừa hợp khẩu vị vừa giúp ta sống vui và khỏe.

DS LÊ KIM PHỤNG

Thịt bò giả đánh đố bà nội trợ

Thịt bò tươi thường có màu đỏ hồng, hơi bóng và sờ vô dính tay - Ảnh mang tính minh họa: Duyên Phan
Thịt bò tươi thường có màu đỏ hồng, hơi bóng và sờ vô dính tay - Ảnh mang tính minh họa: Duyên Phan

Tại các chợ trên địa bàn TP.HCM bày bán đủ loại giò, chả. Hầu hết mặt hàng do chủ cửa hàng tự quảng bá là hàng nhà làm nên không có bao bì, nhãn mác rõ ràng.

Mua và ăn 
trong nỗi hồ nghi

Khi chúng tôi hỏi mua chả bò do nhà tự làm tại một cửa hàng giò chả ở Q.Tân Bình, chủ cửa hàng cho biết có hai loại, một loại ăn chơi là loại giò bò chiên giá 160.000 đồng/kg, một loại giò bò đùm trong lá dùng ăn bún bò giá 280.000 đồng/kg. Cả hai loại này được giới thiệu đều làm hoàn toàn từ thịt bò, chỉ khác trong chả chiên cho thêm lá thì là.

Tuy nhiên khi cắt miếng chả chiên ăn thử thấy ngậy mùi thịt heo rất rõ. Thắc mắc thì chủ quán giải thích có thể khi xay trong máy còn dính thịt heo hoặc để gần chả heo nên ăn có mùi!

Chủ một cửa hàng chả cách đó không xa lại nói để làm chả bò chiên phải pha 50% thịt heo khi chiên mới có màu vàng ươm đẹp, bắt mắt. Còn nếu chỉ chiên toàn thịt bò thì miếng chả ngả màu đen sì, khó bán. Tuy vậy theo chủ quán này, rất khó biết được chả có làm hoàn toàn từ thịt bò hay không.

Trước chuyện các cơ sở sản xuất giò, chả lẫn lộn giữa thịt heo, bò, nhiều người dân tự mua thịt về nhà làm, số khác tìm cửa hàng quen đặt mua. Bà Nguyễn Thị Ánh (Q.Bình Thạnh) kể trước đây bà còn ra chợ mua, sau này nhiều lần mua về ăn thấy mùi thịt heo pha tạp vào nên không mua ngoài chợ nữa, chỉ tìm cửa hàng quen đặt mua.

Tại nhiều chợ nhỏ, chợ đầu mối ở Hà Nội, các hàng thịt bò thường bày thêm vài miếng còn nguyên cả da để chứng tỏ là bò xịn.

Nói về chuyện chả (giò) bò, ông Trần Văn Công, chủ một cơ sở sản xuất chả (giò) các loại, cho hay chả bò sản xuất từ thịt mông bò, giá thị trường (mua sỉ) mông bò ít nhất 250.000 đồng/kg, trong khi 1kg chả bò loại ngon chỉ 260.000 đồng.

“Giá 260.000 đồng/kg người sản xuất và bán lẻ đã không có lời, vậy mà thị trường còn có cả loại chỉ 200.000 đồng/kg thì phải pha loại thịt khác vào thịt bò” - ông Công phân tích.

Thịt gì chỉ có 
người bán biết

Ông Khương Trần Phúc Nguyên - trưởng phòng thanh tra chuyên ngành Chi cục Thú y TP.HCM - cho biết thời gian qua đơn vị phối hợp với cơ quan hữu quan phát hiện nhiều vụ “phù phép” thịt heo nái thành thịt bò, nai, nhím bằng cách tẩm ướp các loại hóa chất.

Cụ thể ngày 2-4, Trạm thú y huyện Củ Chi kiểm tra điểm kinh doanh trái phép thịt trâu đông lạnh nhập khẩu từ Ấn Độ tại cơ sở của bà Nguyễn Thị Thủy (ấp Trạm Bơm, xã Tân Phú Trung, Củ Chi). Nơi đây chứa hơn 2.200kg thịt trâu đông lạnh Ấn Độ đựng trong các kiện hàng được “phù phép” thành thịt bò bán tại chợ Tân Phú Trung (Củ Chi), các quán ăn.

Đặc biệt, trong tháng 2 Chi cục Thú y TP phối hợp với lực lượng công an phát hiện Công ty TNHH Bính Hạnh (Q.3) sử dụng hóa chất metabisulfite tẩm ướp thịt heo nái để “phù phép” thành thịt bò bán cho các quán phở ở TP.HCM.

Tương tự, ngày 7-1 Trạm thú y huyện Hóc Môn phối hợp với Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an TP phát hiện bà N.T.T. (Xuân Thới Sơn, Hóc Môn) tổ chức kinh doanh sản phẩm động vật trái phép. Tang vật thu giữ gồm 2.615kg thịt trâu đông lạnh, 34kg xương, trong đó có 2 bao hóa chất sodium metabisulfite đang sử dụng.

Gần đây nhất, kết quả cuộc khảo sát do Viện Kiểm nghiệm an toàn và vệ sinh thực phẩm quốc gia thực hiện tại Hà Nội đầu năm nay vừa công bố cho thấy: trong số 44 mẫu thịt bò tươi được khảo sát có 8/44 mẫu là thịt heo, 1/44 mẫu là thịt trâu. Trong 12 mẫu nạm bò thì 2 mẫu là heo.

Kiểm tra một số loại xúc xích có ghi nhãn xúc xích bò thấy hàm lượng bò rất thấp, thấp đến mức không phát hiện được, mà trong xúc xích bò chỉ có heo! Trong món chả (giò) bò có 9/20 mẫu được kiểm tra không thấy thành phần bò.

Ngay cả quán phở bò thì 2/10 mẫu được thử là phở heo!

Ảnh hưởng sức khỏe

Khi được hỏi về cách phân biệt giò/chả bò hay heo, bà Lê Bạch Mai, phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, cho rằng chả bò trộn thịt heo sẽ có màu nhợt hơn so với chả bò xịn.

“Dù có thể phân biệt được bằng mùi hoặc màu vì thịt bò có màu sẫm hơn so với heo, chả bò cũng vậy, nhưng nếu đã được ngụy trang thì không dễ phân biệt” - bà Mai cho biết.

Điều lo ngại nhất với người tiêu dùng khi ăn những loại thịt bị thay tên đổi họ là sự ảnh hưởng sức khỏe.

TS Lê Thanh Hiền - trưởng bộ môn bệnh truyền nhiễm và thú y cộng đồng ĐH Nông lâm TP.HCM - cho rằng loại hóa chất cơ quan chức năng phát hiện gần đây là metabisulfite, năm 1986 cơ quan FDA của Mỹ đã cấm sử dụng trên thực phẩm tươi do những tác dụng phụ của sulfite ở những người có sự nhạy cảm, nhất là bệnh nhân hen suyễn.

Ngoài ra metabisulfite còn liên quan đến việc bất hoạt một số men và đặc biệt phá hủy thiamin (vitamin B1), có thể gây thiếu vitamin B1.

Một chuyên gia về thực phẩm đã nói: “Khi mua chả bò mà nhầm thành heo thì nào có ai biết loại phụ gia, hương liệu được pha trộn để làm giả ấy là gì, mức độ nguy hại ra sao? Theo tôi, rất nên mở rộng cuộc khảo sát này nhiều hơn và với những loại thịt/thực phẩm hay bị làm giả khác”.

Chọn chỗ mua uy tín, ăn đa dạng

Theo TS Lê Thanh Hiền, người dân cần chủ động bảo vệ mình thông qua việc cập nhật thông tin, chọn kênh phân phối đáng tin cậy. Cần quan sát kỹ các thớ thịt bò và heo nái khác nhau (thịt giả thịt bò sẽ có thớ to và ngắn hơn, không mịn, phần mỡ màu trắng đục).

TS Hiền cũng cho rằng với tình hình mà nhiều thứ có thể bị nhiễm độc như hiện nay, rất cần sự đa dạng nguồn thức ăn hằng ngày.

H.LỘC - T.LONG - L.ANH

Ca hát hỗ trợ trị bệnh ung thư

Trong đó có 55 bệnh nhân ung thư, 72 người đang tham gia chăm sóc hỗ trợ bệnh nhân ung thư và 66 người từng chăm sóc bệnh nhân ung thư.

Những người này được lấy mẫu thử nước bọt để đo cortisol (liên quan đến tình trạng stress) và các cytokine (liên quan đến đáp ứng miễn dịch) ngay trước và sau khi hát hợp xướng một giờ.

Ngoài ra, họ còn thực hiện các bài kiểm tra đánh giá về tâm lý, sức khỏe tâm thần.

Kết quả cho thấy có một sự giảm đáng kể nồng độ cortisol trên những người tham gia hát tương ứng với một sự cải thiện về tâm trạng và cảm giác hạnh phúc.

Ngoài ra, họ cũng có sự gia tăng hoạt động của cytokine sau khi ca hát như một biểu hiện mạnh hơn của hệ thống miễn dịch.

Bs NGUYỄN TẤT BÌNH (Theo E-cancer)

Trao bằng giáo sư danh dự cho ông Daniel Dung Truong

PGS.TS Nguyễn Hoàng Bắc - phó hiệu trưởng Đại học Y dược TP.HCM, giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - trao bằng giáo sư danh dự cho ông Daniel Dung Truong ngày 9-4. Ảnh: L.TH.H.

Theo PGS.TS Trương Quang Bình - phó giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược TP - ông Daniel Dung Truong là Việt kiều Mỹ có rất nhiều đóng góp trong việc tổ chức thành công nhiều hội thảo quốc tế cập nhật kiến thức thần kinh học.

Thông qua các hội thảo quốc tế về thần kinh, ông Daniel Dung Truong đã giúp các bác sĩ VN (thuộc các chuyên khoa thần kinh, phẫu thuật thần kinh, tâm thần, hình ảnh học thần kinh, y học phục hồi và lão khoa) hội nhập với ngành thần kinh học quốc tế.

Qua đó, các bác sĩ có cơ hội cập nhật, học hỏi kiến thức mới về chẩn đoán, điều trị các bệnh rối loạn vận động và bệnh parkinson, bệnh đột quỵ, bệnh thần kinh ngoại biên, các loại đau thần kinh, các bệnh động kinh cho người bệnh Việt Nam.

Với sự hỗ trợ của ông Daniel Dung Truong, khoa thần kinh của Bệnh viện Đại học Y dược TP được xem là một trong những địa chỉ tin cậy về khám và điều trị các bệnh thần kinh, có các bác sĩ đầu ngành nhiều kinh nghiệm để chẩn đoán và điều trị các bệnh thần kinh, rối loạn vận động (bệnh parkinson, run, loạn trương lực), bệnh thần kinh - cơ, sa sút trí tuệ, động kinh, co giật, đột quỵ cấp...

Bệnh viện cũng là nơi đầu tiên triển khai sử dụng Botulinum neurotoxin tại Việt Nam trong điều trị các bệnh trương lực (co thắt nửa mặt, co thắt mi mắt, vẹo cổ co thắt, viết khó), co cứng cơ, tăng tiết mồ hôi, nước bột, đau mãn tính kháng trị... cho người bệnh.

Hiện ông Daniel Dung Truong là chủ tịch Hội Quốc tế về hội chứng Parkinson và các bệnh có liên quan, phó chủ biên của hai tạp chí về khoa học thần kinh, thành viên ban biên tập của sáu tạp chí thần kinh học khác của Mỹ và quốc tế, giáo sư thần kinh học lâm sàng của Đại học UC Irvine…

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016

TP.HCM công bố dịch bệnh do virut Zika

UBND TP yêu cầu giám đốc Sở Y tế, chủ tịch UBND các quận, huyện có trách nhiệm phối hợp với các sở - ngành liên quan thực hiện ngay các biện pháp phòng, chống dịch do virut Zika theo đúng quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Đồng thời, quản lý, giám sát và theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến dịch bệnh do virut Zika trên địa bàn TP.HCM, tiếp tục tăng cường công tác vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng tại các khu dân cư và hộ gia đình; không để phát sinh các ổ dịch mới.

Sở Y tế có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch UBND TP và Bộ Y tế về các biện pháp và kết quả phòng chống dịch bệnh do virut Zika trên địa bàn TP.

BS Lê Hồng Nga, trưởng phòng Kế hoạch -Tài chính Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, cho biết bệnh do virus Zika là bệnh truyền nhiễm được Bộ Y tế xếp vào nhóm B  (không tối nguy hiểm - PV) nhưng do bệnh có hậu quả nặng nề gây ra trên thai nhi nên Bộ Y tế yêu cầu TP.HCM công bố dịch trên quy mô phường, xã cho dù chỉ mới ghi nhận một ca.

Do vậy, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM đã tham mưu Sở Y tế TP đề xuất UBND TP.HCM công bố dịch Zika tại phường Thạnh Mỹ Lợi, Q. 2.

Trước đó, một bệnh nhân nữ, 33 tuổi, có thai tám tuần tuổi, ở phường Thạnh Mỹ Lợi, Q. 2, mắc bệnh do virus Zika. Đây là bệnh nhân đầu tiên tại TP.HCM nhiễm virut này.

Qua điều tra dịch tễ, cơ quan chức năng nhận định nhiều khả năng bệnh nhân này nhiễm bệnh tại nơi ở.

THÙY DƯƠNG

Mèo rắn cắn nhau, bé lãnh đủ

Dấu vết rắn cắn trên tay bé Nguyễn Hoài Bảo N. - Ảnh: Nguyễn Thành Úc
Dấu vết rắn cắn trên tay bé Nguyễn Hoài Bảo N. - Ảnh: Nguyễn Thành Úc

Tối ngày 5-4, bé Nguyễn Hoài Bảo N., 12 tháng tuổi, nhà ở Phường 3, TP Mỹ Tho, được mẹ đưa vào Bệnh viện Tiền Giang vì bị rắn cắn. Mẹ bé kể đang nằm với mẹ trên võng, bé N. đòi xuống đất, bé đi lẩm chẩm đến góc nhà bỗng nhiên khóc ré lên.

Mẹ choàng dậy, nhìn thấy bé ngồi bệch dưới đất, đưa bàn tay lên khóc, cạnh đó là con mèo và con rắn đang vờn nhau. Mẹ bé la to, đồng thời bế bé lên đưa vào bệnh viện, còn người nhà chạy đến đâp chết con rắn.

Tại bệnh viện, N được bác sĩ khám thấy bé có vết cắn ở cổ tay trái, gồm các lỗ nhỏ đều nhau tạo thành hai vòng cung, mà không thấy vết của móc độc nào, vết thương màu đỏ, không sưng, không bầm, không chảy máu.

Bác sĩ trấn an người mẹ: “Rất may mắn, đây là vết cắn của rắn không độc, có thể là rắn nước. Mùa này khô hạn, mấy cái mương đìa xung quanh nhà cạn hết nước nên rắn đang đi tìm nước thì gặp con mèo chăn lại, dồn rắn vào góc nhà, bé vô tình chạm đến rắn nên mới bị cắn. Bác sĩ cho thuốc giảm đau, theo dõi trong đêm nay, nếu ổn thì cho về, gia đình đừng sợ”.

Nghe bác sĩ giải thích, bà mẹ an tâm, nhưng vẫn còn hoang mang lắm, hỏi bác sĩ làm sao phân biệt được rắn nào độc và rắn nào không độc.

Khi xem vết rắn cắn, bà con mình có thể phân biệt rắn nào độc và rắn nào không độc:

Loại rắn không có độc: Đây là loài rắn thường không gây ra các phản ứng cho nạn nhân. Vết cắn của loại rắn này có cả 2 hàm răng với những chấm nhỏ hình vòng cung và đặc biệt không có vết răng nanh.

Loại rắn có độc: Đây là loại rắn rất nguy hiểm và gây các hiện tượng phản ứng ngay lập tức hoặc trong vài giờ như: miệng bị cứng lại không há được, mắt mờ, ứ đọng đờm nhớt, khó thở, không thở được, nôn ra máu…

Nạn nhân bị rắn cắn vết cắn thường để lại ít dấu răng nhưng đặc biệt sẽ để lại 2 vết răng nanh, mỗi vết răng nanh cách nhau khoảng chừng 5mm và 1 số vết răng nhỏ.                                  

BS NGUYỄN THÀNH ÚC

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

Rùng mình sản xuất giấm ăn bằng nước lã và axit

Bà Kim thực hiện lại việc pha dấm ăn bằng acid và nước lã - Ảnh: Công an cung cấp
Bà Kim thực hiện lại việc pha “giấm ăn” bằng axit và nước lã - Ảnh: Công an cung cấp

Sáng 8-4, thượng tá Nguyễn Viết Nhi, phó trưởng Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) Công an tỉnh Nghệ An, cho biết đội 4 của PC49 vừa bắt quả tang cơ sở sản xuất giấm gạo bằng công thức: axit pha với nước lã tại phường Vinh Tân, TP Vinh, Nghệ An.

Khoảng 11g ngày 7-4, tổ công tác đội 4, PC49 phát hiện và kiểm tra xe tải của anh Lê Văn Thanh, ngụ phường Hà Huy Tập, TP Vinh, đang vận chuyển 30 thùng dán nhãn mác là giấm gạo Kim Quỳnh gần khu vực chợ Vinh.

Anh Thanh không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ lô hàng trên và khai mua số giấm gạo của một người phụ nữ tên Nguyễn Thị Kim.

Mở rộng điều ra, khi kiểm tra nhà bà Nguyễn Thị Kim (45 tuổi, quê ở Huế, tạm trú tại phường Vinh Tân, TP Vinh), lực lượng chức năng phát hiện 146 thùng giấm gạo đang chất trong kho; 3 chiếc can (loại 20 lít), trong đó có 2 thùng đã dùng hết. Trên can có nhãn axit acetic nghi có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.

Bước đầu, bà Kim khai nhận “công thức” sản xuất giấm được bà thực hiện là dùng axit pha với nước lã rồi đóng vào chai (loại 500ml và 1,5 lít).

Cứ 1 lít axit đem pha với 100 lít nước sẽ cho ra khoảng 101 lít nước giấm gạo. Mỗi ngày bà Kim sản xuất được 15 thùng (mỗi thùng có 24 chai) với giá 25.000 đồng/thùng.

Bà Kim bắt đầu chế biến nước chua dạng giấm từ tháng 9-2015.

Lực lượng chức năng kiểm tra và niêm phong số hàng là dấm ăn tại cơ sở của bà Kim - Ảnh: P.Bằng
Lực lượng chức năng kiểm tra và niêm phong số hàng là “giấm” tại cơ sở của bà Kim - Ảnh: P.Bằng

Đạp xe nhiều, nam giới có “nguy” không?

VĂN THANH (Cần Thơ)

- Cọ xát thường xuyên ở vùng đó làm tăng nhiệt độ và xộc xệch dây chuyền sản xuất tinh binh của tinh hoàn. Đây là hai yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến giảm chất lượng tinh trùng do đó gây vô sinh ở nam giới.

Lý do là khi đạp xe hai đùi của cuarơ luôn bị bó buộc trong tư thế khép lại cộng với động tác quay đều hai pêđan đẩy hai tinh hoàn vào thế bị công kích liên tục. Tuy vậy hậu quả không hay này nếu có thì chỉ xảy ra ở những vận động viên đua xe đạp chuyên nghiệp và thi đấu trong nhiều năm.

BS ĐỖ MINH TUẤN

Làm cách nào phòng bệnh do virút Zika?

Tôi rất lo lắng vì bệnh nhân này có thế lây bệnh cho chúng tôi. Sao biết cô ấy mắc bệnh, các cơ quan chức năng không cách ly cô ấy? Những người dân như chúng tôi cần làm gì để phòng bệnh do virút Zika?

(Một số bạn đọc ở Q.2, TP.HCM)

* PGS.TS Phan Trọng Lân, viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, trả lời: Bệnh do virút Zika thường có triệu chứng sốt nhẹ, phát ban, đau cơ, đau khớp, đa số bệnh cảnh nhẹ và không cần nằm viện.

Bệnh lây truyền chủ yếu qua muỗi vằn (Aedes Aegypti) tương tự bệnh sốt xuất huyết. Bệnh không lây lan qua đường hô hấp, ăn uống hay tiếp xúc hằng ngày.

Do vậy, biện pháp kiểm soát dịch là kiểm soát nguồn bệnh (người nhiễm bệnh) và muỗi ở nơi sinh sống, làm việc.

Ngay sau khi phát hiện trường hợp nhiễm Zika tại Q.2, bệnh nhân đã được tư vấn không để bị muỗi vằn chích trong vòng 7 ngày kể từ ngày phát bệnh (bệnh nhân phát bệnh từ ngày 29-3, đến ngày 7-4 đã là 9 ngày), vì đây là thời gian lây nhiễm, nghĩa là thời gian này nếu bị muỗi vằn chích thì muỗi có khả năng mang virút lây lan sang người khác qua chích.

Những người có biểu hiện như phát ban, sốt trong bán kính 200m từ nơi ở bệnh nhân đã được nhân viên y tế lấy mẫu, xét nghiệm và đều cho kết quả âm tính với Zika.

Viện Pasteur TP.HCM và Sở Y tế TP.HCM phối hợp với địa phương đã điều tra và bắt toàn bộ muỗi, lăng quăng trong khu vực ổ dịch; đồng nghĩa với việc khu vực bệnh nhân đã sạch muỗi và lăng quăng.

Sau đó cơ quan y tế địa phương đã phun hóa chất lần nữa đảm bảo sạch muỗi và lăng quăng tại nơi ở và nơi làm việc, cắt đứt đường lây truyền của bệnh.

Tuy nhiên những biện pháp trên chỉ là xử lý dịch tức thì và mang tính tạm thời. Biện pháp căn cơ là người dân, cộng đồng và chính quyền các cấp cần kiểm soát muỗi, thể hiện qua các hành động cụ thể như dành 10 phút mỗi tuần để kiểm tra và dẹp sạch lăng quăng ở trong và ngoài nhà, tự bảo vệ mình để không bị muỗi chích bằng cách ngủ mùng, mặc quần áo dài tay, sử dụng kem xua muỗi và bình xịt muỗi cầm tay. Mở cửa nhà và hợp tác với chính quyền, y tế trong phun hóa chất diệt muỗi và tích cực tham gia diệt lăng quăng trong các chiến dịch ở địa phương để phòng bệnh sốt xuất huyết và bệnh do virút Zika.

THÙY DƯƠNG ghi

Dễ chết với bệnh tim tiềm ẩn

Chị V.T.L. (20 tuổi) điều trị tại Viện Tim TP.HCM ngày 24-3 vì bị tắc hai mạch vành tim, gây nhồi máu cơ tim - Ảnh: L.TH.H.
Chị V.T.L. (20 tuổi) điều trị tại Viện Tim TP.HCM ngày 24-3 vì bị tắc hai mạch vành tim, gây nhồi máu cơ tim - Ảnh: L.TH.H.

Các ca đột tử này nếu không được giám định pháp y thì nguyên nhân tử vong khó kết luận được. Thậm chí khi pháp y kết luận nguyên nhân tử vong do bệnh tim tiềm ẩn, người nhà vẫn không tin.

Cái chết bất ngờ

Đó là trường hợp của anh L.N.H.L. (Đồng Nai) tử vong đột ngột tại nhà khi mới 19 tuổi cách đây hơn một năm.

Ngày 25-3, ông Lê Minh Xê - cha anh L. - cho biết khoảng 22g đêm trước khi mất con trai ông vẫn đi ngủ như thường lệ.

5g30 hôm sau thấy điện thoại trên phòng con trai báo thức hoài mà không thấy con dậy, ông Xê mới gọi nhưng không thấy con trả lời. Khi vào phòng con, ông Xê thấy người con trai đã cứng, lạnh hết.

Theo ông Xê, con ông không có triệu chứng hay biểu hiện gì bất thường về sức khỏe, cũng không có bệnh gì về tim mạch.

Sau khi L. mất, đầu tháng 10-2015 ông Xê đưa người con trai còn lại là L.N.N.H. (sinh năm 2002) đến Viện Tim TP.HCM khám bệnh. Kết quả điện tâm đồ, siêu âm tim của H. đều bình thường.

Để kiểm tra kỹ hơn, bác sĩ cho H. đeo máy nhật ký tâm đồ để theo dõi nhịp tim trong 24 giờ. Kết quả nhật ký tâm đồ cho thấy nhịp tim của H. có lúc đập bất thường.

Viện Tim TP kết luận H. dương tính với tuýp nguy hiểm của hội chứng brugada. Hội chứng này là bệnh di truyền, có thể gây rối loạn nhịp tim khiến bệnh nhân tử vong bất cứ lúc nào.

H. được Viện Tim TP giúp đỡ đặt máy phá rung tim tự động miễn phí và theo dõi sức khỏe định kỳ.

Tình cờ phát hiện bệnh

Tương tự, một bệnh nhân khác đến Viện Tim TP điều trị và tình cờ được bác sĩ phát hiện bị bệnh Takayasu là chị N.T.T.H. (26 tuổi).

Chị H. nhập viện ngày 10-3 vì bệnh tăng huyết áp. Khi khám và làm xét nghiệm bác sĩ phát hiện chị H. bị hẹp động mạch thận, hẹp động mạch chủ bụng.

Do động mạch chủ bụng hẹp ít chưa cần phải nong nên bệnh nhân được bác sĩ nong động mạch thận. Sau khi nong, huyết áp chị H. trở lại bình thường.

Tuy nhiên, cẩn thận hơn các bác sĩ đã chụp DSA (chụp mạch máu xóa nền) mạch vành tim cho chị H. và phát hiện chị bị hẹp 99% lỗ xuất phát thân chung nhánh trái mạch vành.

Theo TS.BS Đỗ Quang Huân - giám đốc Viện Tim TP.HCM, bệnh Takayasu (bệnh viêm tổn thương động mạch chủ và các nhánh chính của động mạch chủ) thường gây hẹp mạch vành nhưng Viện Tim TP chưa thấy bệnh nhân nào hẹp đến 99% mạch vành ở vị trí thân chung như chị H..

Chị H. được TS Huân nong và đặt một stent tại lỗ xuất phát thân chung mạch vành trái. Nếu chị H. không được phát hiện và can thiệp kịp thời thì có thể đột tử bất cứ lúc nào.

Một bệnh nhân khác là chị V.T.L. (20 tuổi) được Bệnh viện Đa khoa Cà Mau chuyển viện lên Viện Tim TP ngày 5-3 với chẩn đoán hẹp hở van hai lá 4/4. Sau khi làm các xét nghiệm, bác sĩ thấy tim của chị L. không to nhiều nhưng bóp yếu.

Nghi ngờ chị L. có bệnh khác kèm theo nên bác sĩ cho chụp mạch vành và phát hiện chị bị tắc hai mạch vành tim, gây nhồi máu cơ tim.

Với một người 20 tuổi, bị tắc mạch vành như chị L. rất hiếm gặp. Y văn ghi nhận 30-50% bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim tử vong trước khi nhập viện.

Nhiều bệnh gây đột tử

Theo TS.BS Đỗ Quang Huân, trong các bệnh lý tim mạch, có bệnh biểu hiện rõ ràng và dễ phát hiện. Tuy nhiên, có những bệnh tim tiềm ẩn không phát hiện được khi đo điện tim, siêu âm tim.

Do vậy, người bình thường, sinh hoạt bình thường, siêu âm tim và đo điện tim bình thường không có nghĩa là bình thường mà vẫn có thể tiềm ẩn bệnh tim.

Cụ thể, người bị bệnh cơ tim phì đại, rối loạn nhịp tim có thể xảy ra và gây rung thất, dẫn đến cái chết bất ngờ. Bệnh cơ tim giãn nở lâu ngày, cơ tim bóp yếu cũng có thể gây rối loạn nhịp và đột tử.

Có người không hẹp mạch vành nhưng bị nhồi máu cơ tim do co thắt mạch vành (nếu ngoài cơn co thắt mạch vành thì như người bình thường) cũng có thể dẫn đến đột tử, nhất là khi tiếp xúc với lạnh, căng thẳng thần kinh làm mạch vành co lại, dẫn đến nhồi máu cơ tim và tử vong.

Van tim có thể bị một số bệnh như hẹp van động mạch chủ, đến một lúc nào đó sẽ làm cơ tim dày lên, sau đó giãn ra và đi đến suy tim, hậu quả là bệnh nhân bị tử vong do suy tim hoặc đột tử do rối loạn nhịp. Hở van hai lá lâu ngày cũng dẫn đến cơ tim giãn nở rồi đi đến suy tim.

Ngoài ra, nếu bị rối loạn dẫn truyền điện tim, nhịp chậm như bloc nhĩ thất độ 3, hoặc nhịp nhanh như nhịp nhanh thất, rung thất, xoắn đỉnh, bệnh nhân có thể bị tử vong đột ngột, nhất là khi bị rối loạn nhịp nhanh.

Trường hợp bệnh nhân bị rung nhĩ (chiếm đến 2-3% dân số châu Âu và Bắc Mỹ) dẫn đến nguy cơ tạo cục máu đông tại tâm nhĩ, gây tai biến mạch máu não và tử vong bất ngờ.

Hằng năm tại Hoa Kỳ có đến 180.000-200.000 người tử vong vì hội chứng đột tử do rối loạn nhịp...

Còn trẻ vẫn bị nhồi máu cơ tim

Ở người lớn tuổi tình trạng hẹp mạch vành tim do xơ vữa động mạch thường gặp và biến chứng của xơ vữa mạch vành là gây nhồi máu cơ tim, dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, vẫn có người còn rất trẻ đã bị nhồi máu cơ tim.

Ngoài ra, một số người trẻ tuổi do co thắt mạch vành, sốc làm tụt huyết áp (ví dụ do nhiễm trùng huyết...), thiếu hồng cầu, rối loạn nhịp nhanh tim, rối loạn nhịp chậm tim, suy hô hấp... cũng dẫn đến nhồi máu cơ tim dù mạch vành bình thường và gây tử vong (trong y khoa gọi là nhồi máu cơ tim type 2 - mất cân bằng giữa nhu cầu oxy và khả năng cung cấp oxy cho cơ tim).

LÊ THANH HÀ (lethanhha@tuoitre.com.vn)

Nhiều loại 
thịt, chả, 
xúc xích bò 
là “giả”

Theo đó, kiểm tra 44 mẫu thịt được gọi là thịt bò tươi trên thị trường, có 1/44 là thịt trâu, 8/44 là thịt heo, số còn lại là thịt bò. Thu thập 12 mẫu được gọi là nạm bò trên thị trường, có 2/12 mẫu là thịt heo.

Các chuyên viên khảo sát đã đi ăn phở bò tại 10 cửa hàng rải rác ở Hà Nội, thì có 2/10 mẫu là phở thịt heo, 8/10 mẫu đúng là thịt bò.

Tuy nhiên tình trạng ở món xúc xích bò thì rất tệ. Tất cả các loại xúc xích được ghi nhãn là xúc xích bò được khảo sát thì tỉ lệ bò trong đó rất thấp, thấp đến mức không phát hiện được.

“Trong xúc xích bò chỉ có thịt heo thôi”- chuyên viên khảo sát của Viện Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quốc gia cho biết.

Cũng trong đợt khảo sát này, có 20 mẫu giò (chả) bò được kiểm tra thì mẫu “khá khẩm” nhất là có 60% trọng lượng phần giò là thịt bò. 8/20 mẫu có lượng thịt bò trong giò dưới 13%, 9/20 mẫu kiểm tra không thấy xuất hiện thành phần bò, 2/20 mẫu lượng thịt bò chiếm 1/3 trọng lượng.

Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia đã đề nghị được mở rộng khảo sát này sang các tỉnh thành khác và hiện đang chờ cơ quan có thẩm quyền chấp thuận kế hoạch khảo sát.

Cùng ngày, thông tin từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết liên quan đến việc Đà Nẵng phát hiện măng được ngâm bằng vàng O, chất khó đào thải khỏi cơ thể người ăn phải và đã được xác định gây ung thư ở động vật, cục đã đề nghị Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội lấy mẫu, kiểm tra măng trên thị trường Hà Nội.

​Xương cá đâm thủng thành ruột

TTO - Một người bị xương cá đâm thủng thành đại thàng, sau khi được nội soi lấy dị vật, vị trí bị dị vật đâm vào không chảy máu, hiện sức khỏe ông tốt và hết đau bụng.

Ông L.V.V. (78 tuổi, ở huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng) nhập viện Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long (TP Cần Thơ) trong tình trạng đau bụng dưới đã 2 ngày, có uống thuốc nhưng không giảm. Kết quả thăm khám, chụp MSCT bụng, các bác sĩ phát hiện có một dị vật dài đâm vào thành đại tràng trái. Ông V. được chỉ định nội soi không đau (được ngủ nhẹ trong suốt thời gian thực hiện nội soi nên không có cảm giác đau) để lấy dị vật.

Qua nội soi ống mềm, bác sĩ lấy ra mẩu xương cá còn nguyên vẹn, dài gần 2cm đâm thủng thành đại tràng. Sau khi lấy mẩu xương, vị trí bị đâm ổn định, không chảy máu. Các dị vật ống tiêu hóa thường gặp như mẫu xương, tăm tre... nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể làm thủng ruột dẫn đến nhiễm trùng ổ bụng.

Dân Đà Nẵng hoang mang vì tin “phát hiện muỗi truyền bệnh Zika”

Việc đưa thông tin không chính sách phát hiện muỗi truyền bệnh Zika tại sân bay Đà Nẵng khiến người dân hoang mang. Trong ảnh là sân bay quốc tế Đà Nẵng - Ảnh: Hữu Khá 

Ngày 7-4, Tổ công tác báo chí đã có thông cáo gởi khẩn cấp đến các cơ quan báo chí liên quan đến việc trên.

Thông cáo cho biết, trước thông tin trên, lãnh đạo TP Đà Nẵng đã yêu cầu Sở Y tế giải trình. Sáng 7-4, Sở Y tế đã có công văn giải trình thông tin phòng chống dịch bệnh do virut Zika tại sân bay Đà Nẵng gửi Thường trực Thành ủy Đà Nẵng, UBND TP.

Theo công văn của Sở Y tế, để chủ động trong công tác phòng chống dich, chiều 6-4, Trung tâm kiểm dịch Y tế Đà Nẵng cùng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch tại Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng đã họp tại Cảng vụ Hàng không miền Trung để kiện toàn quy chế phối hợp hoạt động phòng, chống dịch tại Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, công bố thành phần Ban chỉ đạo phòng chống dịch tại Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng, phổ biến và triển khai công tác phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika tại cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng.

Tại cuộc họp trên, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế Đà Nẵng đã có thông báo cập nhật thông tin tình hình dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong nước và thế giới đến ngày 5-4, trong đó có thông tin về kết quả điều tra tại Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng có muỗi vằn Aedes Aegypti là trung gian truyền bệnh do vi rút Zika và cũng là loài muỗi trung gian truyền bệnh Sốt xuất huyết.

Tuy nhiên, muỗi vằn Aedes Aegypti không phải bây giờ mới phát hiện ra tại Đà Nẵng mà đã tồn tại từ lâu trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Từ đó, Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế Đà Nẵng đã đề nghị Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng phun thuốc diệt muỗi phòng dịch bệnh tại cửa khẩu.

Tuy nhiên, sau đó vào tối ngày 6 và sáng 7-4, đồng loạt các báo đăng tin theo hướng lần đầu tiên phát hiện muỗi truyền bệnh Zika tại sân bay Đà Nẵng khiến người dân TP hoang mang.

Được biết, trong tối nay 7-4 hoặc chậm nhất là 8-4, toàn bộ khu vực sân bay Đà Nẵng sẽ được phun thuốc diệt muỗi. 

TP Đà Nẵng cũng đồng ý trang bị 1 máy đo thân nhiệt và 2 máy phun bằng điện để khử khuẩn cho Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế Đà Nẵng.

HỮU KHÁ - ĐOÀN CƯỜNG

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016

20% phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc tiểu đường

Bác sĩ Bệnh viện Hùng Vương, TP.HCM tư vấn cho sản phụ bị bệnh tiểu đường - Ảnh: Hữu Khoa
Bác sĩ Bệnh viện Hùng Vương, TP.HCM tư vấn cho sản phụ bị bệnh tiểu đường - Ảnh: Hữu Khoa

Chị T.B.V., 25 tuổi, ở Bến Lức, Long An, kể chị đang mang thai đứa con đầu tiên 37 tuần tuổi. Từ khi mang thai, chị thường đi khám thai ở bệnh viện địa phương.

Gần sinh chị lên Bệnh viện Hùng Vương khám lại cho yên tâm thì được ghi nhận tình trạng thai to và dư ối, bác sĩ cho xét nghiệm, phát hiện có đái tháo đường trong thai kỳ. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ cho chị nhập viện.

Ngày 30-3, tại khoa sản bệnh Bệnh viện Hùng Vương, chị V. nói chưa từng biết về bệnh đái tháo đường trong thai kỳ, lo lắng không biết bệnh có ảnh hưởng gì đến em bé không.

Bác sĩ cũng hồi hộp

PGS.TS Huỳnh Nguyễn Khánh Trang - trưởng khoa sản bệnh Bệnh viện Hùng Vương - cho biết nhiều bệnh viện tuyến tỉnh chưa có chương trình tầm soát bệnh đái tháo đường trong thai kỳ nên nhiều chị khi lên Bệnh viện Hùng Vương khám thai hoặc nhập viện vì lý do khác thì được phát hiện mắc bệnh.

Nếu không có hậu quả gì cho bà mẹ và em bé, các bác sĩ tiếp tục theo dõi, còn nếu thai lưu, thai chậm tăng trưởng hoặc tăng nhanh thì bác sĩ chỉ can thiệp được tính từ thời điểm thai phụ phát hiện mắc bệnh.

Theo PGS Khánh Trang, những thai phụ này khi chưa có thai không mắc bệnh, chỉ mắc bệnh từ khi mang thai.

Sau khi sinh con được 6 tuần, 7-8% số thai phụ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ này vẫn còn bệnh và cần được điều trị. Gần 50% những người còn lại, khi đến tuổi trung niên sẽ bị đái tháo đường tuýp 2.

Một bác sĩ điều trị hiếm muộn tại Bệnh viện Hùng Vương cũng chia sẻ mỗi lần nhận kết quả xét nghiệm tầm soát bệnh đái tháo đường ở những thai phụ, chị rất hồi hộp... Khi nhận kết quả xét nghiệm âm tính, chị mới thở phào nhẹ nhõm vì thai phụ sẽ giảm đi một mối lo.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đái tháo đường trong thai kỳ như ăn quá nhiều năng lượng, lại ít vận động. Ngoài ra, người thừa cân có nguy cơ bị đái tháo đường nhiều hơn, cha mẹ ruột bị đái tháo đường con sẽ có nguy cơ mắc bệnh gấp hai lần bình thường, người mẹ sinh con muộn có nguy cơ mắc bệnh gấp 4-5 lần người bình thường, tăng hơn 20kg lúc mang thai có nguy cơ 2,9 lần.

Nhiều trường hợp bị bỏ sót

Trước đây, người có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường trong thai kỳ như từng sinh con hơn 4kg, cha mẹ ruột mắc bệnh đái tháo đường đang điều trị mới được các bác sĩ cho làm xét nghiệm tầm soát bệnh lý này.

Hiện nay các thai phụ có thể tầm soát ở tuần lễ 24-28 của thai kỳ. Dù tỉ lệ tầm soát gần đây nhiều hơn trước nhưng vẫn còn nhiều trường hợp chưa được tầm soát, đặc biệt ở các bệnh viện tỉnh.

Năm 2015, Bệnh viện Hùng Vương có gần 1.800 ca bị đái tháo đường thai kỳ, trong đó có 60% trường hợp chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn ngoại trú đã đáp ứng, đường huyết ổn định, còn 40% (khoảng 800 ca) mới phải nhập viện điều trị.

Những thai phụ nhập viện được điều trị bệnh bằng chế độ ăn do khoa dinh dưỡng bệnh viện cung cấp, giúp đường huyết ổn định.

Qua nghiên cứu tại bệnh viện, sau một tuần nhập viện ăn theo chế độ của bệnh viện, khoảng 80% bệnh nhân sẽ đáp ứng với chế độ ăn và chỉ còn 20% bệnh nhân không đáp ứng, phải dùng thuốc insulin trong thai kỳ.

Sau 6 tuần sinh con, những sản phụ này được xét nghiệm để xem còn bị đái tháo đường hay không. Chỉ khoảng 8% sản phụ vẫn còn bệnh 
và phải điều trị tiếp.

Thai phụ mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ như em bé nặng trên 4kg hoặc là rất nhỏ dưới 2,5kg (do bệnh ảnh hưởng đến mạch máu, làm mạch máu teo nhỏ dẫn đến chậm tăng trưởng). Phần lớn là em bé rất nặng ký làm tỉ lệ sinh mổ nhiều, dễ có tai biến nhiều.

Nguy hiểm hơn là trong quá trình phát triển thai có thể bị chết lưu, thai ngừng tiến triển đột ngột khi đường huyết không ổn định.

Hiện nay, Bệnh viện Hùng Vương đã có đơn vị quản lý đái tháo đường trong thai kỳ, sẽ sàng lọc tầm soát bệnh, tư vấn hướng dẫn dinh dưỡng phù hợp cho thai phụ, cung cấp phương tiện, hướng dẫn việc tự theo dõi đường huyết tại nhà, theo dõi và quản lý thai nghén đến ngày sinh. Đồng thời phối hợp chuyên khoa nội tiết chọn lọc những trường hợp nặng.

Ăn sáng lành mạnh, không bỏ bữa

Theo bác sĩ Nguyễn Phương Mai (Bệnh viện Bạch Mai), tỉ lệ thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ đang tăng khá nhanh, hiện ở mức 5%/phụ nữ có thai và khoảng 20% trong nhóm phụ nữ có thai có nguy cơ cao.

Hôm nay (7-4) là Ngày sức khỏe thế giới với chủ đề là dự phòng và kiểm soát bệnh đái tháo đường tại cộng đồng.

Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, VN đang có trên 3 triệu bệnh nhân đái tháo đường và nằm trong nhóm quốc gia có tỉ lệ bệnh này gia tăng nhanh trên thế giới.

Trong 10 năm gần đây, tỉ lệ người bệnh đái tháo đường tại VN tăng gấp 2 lần và ở mức khoảng 5,5% người trưởng thành, 60% trong số đó chưa được phát hiện đã mắc bệnh.

Trong khi đó theo PGS.BS Nguyễn Thị Bích Đào - phó chủ tịch Hội Đái tháo đường và nội tiết TP.HCM, 70% bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thể phòng nhờ ăn uống.

Thông tin này được đưa ra tại hội thảo “Đẩy lùi bệnh đái tháo đường” do Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng tổ chức ngày 6-4.

BS Bích Đào cho rằng chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng để phòng bệnh tiểu đường tuýp 2, trong đó cần ăn sáng lành mạnh, không bỏ bữa. Chế độ ăn lành mạnh là chế độ không sử dụng thức ăn nhanh, không dùng nước trái cây đóng hộp...

Mặt khác, nên uống nước suối, trà không đường, giới hạn uống chất có cồn, lựa chọn thịt trắng, cá thay vì thịt đỏ, chọn chất béo từ dầu ôliu, dầu hạt cải, hạt hướng dương, ăn nhiều rau và trái cây.

LAN ANH - MỸ DUNG

THÙY DƯƠNG (thuyduong@tuoitre.com.vn)

Mời nhiều bệnh viện xác định nguyên nhân nữ sinh bị cưa chân

TTO - Chiều 6-4, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Doãn Hữu Long, giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk, cho biết cơ quan này sẽ tổ chức hội đồng y khoa để xác định nguyên nhân em Lê Thị Hà Vi (16 tuổi) bị cưa chân.

Theo ông Long, do đây là ca khó, điều trị qua nhiều bệnh viện nên sở gửi công văn mời các bệnh viện như: Chợ Rẫy TP.HCM, Chấn thương chỉnh hình, Đa khoa tỉnh Đắk Lắk, Thiện Hạnh (TP Buôn Ma Thuột) và ĐH Tây Nguyên cử đại diện tham gia hội đồng y khoa.

Trước đó, như Tuổi Trẻ đưa tin, ngày 6-3 trên đường đi học về, em Lê Thị Hà Vi (học sinh lớp 10 ở huyện Cư Kuin, Đắk Lắk) bị tai nạn giao thông. Sau đó, Vi được gia đình đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin.

Tại đây sau khi được các bác sĩ bó bột, Vi kêu đau và được gia đình xin cho chuyển viện nhiều lần nhưng bệnh viện không đồng ý. Đến ngày 11-3, Vi được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk rồi Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM và phải cưa chân do bị hoại tử.

Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin đã thừa nhận sự tắc trách, yếu kém chuyên môn dẫn đến sự việc đau lòng này.

Hướng dẫn mới chăm sóc thai phụ khi có Zika

Theo đó, phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu, đang sinh sống hoặc từng đi đến vùng dịch, có chồng hoặc bạn tình dương tính với virút Zika, có dấu hiệu sốt, phát ban hoặc có ít nhất một trong số các dấu hiệu như đau mỏi cơ khớp, viêm kết mạc mắt cần được xét nghiệm virút Zika.

Các điểm xét nghiệm được cập nhật tại website của Cục Y tế dự phòng là vncdc.gov.vn.

Ngoài khám ít nhất 4 lần/thai kỳ như thông thường, thời điểm có dịch do virút Zika nên đề nghị bác sĩ hỏi thêm tiền sử đi, đến vùng dịch, khám và phát hiện các triệu chứng lâm sàng và siêu âm đánh giá tuổi thai và hình thái thai nhi.

Thai phụ có xét nghiệm nhiễm Zika sẽ được hẹn khám lại mỗi tháng. Người từng đi, đến vùng dịch hoặc sinh sống ở khu vực có dịch nên đến cơ sở y tế tư vấn nếu có dự định có thai.

* Chiều 6-4, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý đã chủ trì cuộc họp phòng chống dịch tại Hà Nội. Hà Nội chưa ghi nhận bệnh nhân nhiễm virút Zika, nên đang chú trọng vào giám sát, rà soát phát hiện bệnh sớm và tập huấn kiến thức cho 65 đội phòng chống dịch cơ động, bổ sung đầy đủ trang thiết bị phòng hộ, trang thiết bị y tế, hóa chất, đồng thời giám sát hành khách nhập cảnh.

Trung tâm Kiểm dịch quốc tế đã triển khai hai máy đo thân nhiệt tại sân bay Nội Bài. Tuy nhiên có đến 80% người bệnh Zika không có biểu hiện bệnh, sẽ khó phát hiện bệnh sớm bằng phương pháp đo thân nhiệt!

L.ANH - X.LONG

Điều trị suy tim bằng liệu pháp tế bào gốc

Theo đó, họ đã so sánh hiệu quả của liệu pháp tế bào gốc và giả dược trên 126 bệnh nhân suy tim. Bệnh nhân được điều trị cơ bản giống nhau nhưng phân chia ngẫu nhiên dùng tế bào gốc từ chính tủy xương người bệnh hoặc dùng giả dược.

Kết quả sau một năm khi so sánh với nhóm bệnh nhân dùng giả dược, bệnh nhân dùng tế bào gốc giảm được tần suất nhập viện (50% so với 80%) và tỉ lệ tử vong (4% so với 8%).

BS HUỲNH KHIÊM HUY, (THEO UNIVERSITY OF UTAH)

Trữ sẵn thực phẩm cả tuần, lưu ý gì?

Tránh “ô nhiễm chéo” trong chế biến thức ăn

ThS.BS Lê Hồng Dũng - phó trưởng khoa hóa thực phẩm Viện dinh dưỡng - cho biết có nhiều người nghĩ mình xử lý, chế biến thực phẩm cẩn thận, nhiều công đoạn là sạch nhưng không phải vậy.

Ô nhiễm chéo là sự nhiễm khuẩn từ thực phẩm này sang thực phẩm khác là ví dụ điển hình và dễ xảy ra khi chế biến thịt, cá, trứng sống. Cần tránh sự tiếp xúc của những thực phẩm này với các loại thực phẩm ăn sẵn khác.

Để tránh sự ô nhiễm chéo, nên để riêng các loại thịt, gia cầm, hải sản, trứng sống ra khỏi các thực phẩm khác khi đi chợ và bảo quản trong tủ lạnh. Không nấu các thực phẩm bằng các dụng cụ đã tiếp xúc với thịt, cá, trứng sống mà chưa được rửa sạch bằng nước rửa. Sử dụng thớt riêng để chế biến thực phẩm sống và thực phẩm chín ăn ngay khác.

Vi khuẩn có thể xâm nhập và lan vào thớt, dụng cụ nấu và thực phẩm. Cần thực hành các nguyên tắc an toàn thực phẩm tốt trong gia đình: rửa tay bằng xà phòng và nước ấm ít nhất 20 giây trước và sau khi tiếp xúc với thực phẩm, sau khi đi vệ sinh, làm các việc khác như thay tã cho trẻ, chơi với vật nuôi…

Rửa thớt, chén đĩa, xoong nồi bằng nước rửa chén sau khi chuẩn bị các loại thịt, cá, gia cầm sống. Nên dùng giấy để lau bếp, nếu dùng giẻ phải giặt thường xuyên bằng nước ấm. Nhớ lau sạch nắp đồ hộp trước khi mở. Rửa rau, quả dưới vòi nước chảy…

Nhiều người quan niệm rửa sơ qua rau củ quả, cho vào nước muối ngâm để diệt vi khuẩn bám trên bề mặt. Tuy nhiên, cần lưu ý nên rửa trực tiếp dưới vòi nước chảy sẽ xử lý đến 70-80% các chất bẩn trên bề mặt thực phẩm.

Nếu tiếp tục muốn ngâm qua nước muối thêm an toàn cần cách ly nước lần 1 với nước ngâm lần 2 như quy tắc “ô nhiễm chéo”, nếu chất bẩn vẫn còn thì ngâm qua nước muối vẫn không hết được.

Rửa rau dưới vòi nước chảy- Ảnh: Internet

Quy tắc bảo vệ thực phẩm lạnh

Theo ThS.BS Lê Hồng Dũng, bảo quản lạnh làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Giữ nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh ở khoảng 4oC hoặc thấp hơn để giảm thiểu nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn.

Ngoài ra, có một số nguyên tắc cần tuân thủ khi bảo quản lạnh thực phẩm đúng cách:

- Cho các loại thực phẩm như thịt, trứng, hải sản và các loại dễ hỏng khác vào ngăn mát hoặc ngăn đá trong vòng 2 giờ sau khi mua về hay sau khi nấu. Bảo quản lạnh trong vòng 1 giờ nếu nhiệt độ bên ngoài trên 32oC.

- Chia thực phẩm thành những phần nhỏ và để vào các dụng cụ bảo quản có đáy cạn để đảm bảo thực phẩm được làm lạnh nhanh và rã đông nhanh.

- Tránh rã đông thực phẩm ở nhiệt độ phòng mà nên rã trong tủ lạnh, nước lạnh hoặc bằng lò vi sóng, sau đó cần chế biến ngay.

- Bảo quản lạnh thực phẩm thực tế có thể giữ cho thực phẩm rất lâu, tuy nhiên  đảm bảo chất lượng thực phẩm an toàn khi ăn cũng cần có thời gian nhất định:

Loại thực phẩm

Thời gian bảo quản lạnh (ngăn mát, 4oC)

Thời gian bảo quản đông (ngăn đá, khoảng -17oC)

Trứng sống

Trứng luộc

3 đến 5 tuần

1 tuần

Không

Không

Sản phẩm trứng dạng lỏng:

-          Đã mở nắp

-          Chưa mở nắp

3 ngày

10 ngày

Không

1 năm

Các sản phẩm đóng gói chân không (trứng, thịt gà, salad…)

3 đến 5 ngày

Không

Bánh mì kẹp thịt

-          Đã mở túi

-          Chưa mở túi

1 tuần

2 tuần

1 đến 2 tháng

1 đến 2 tháng

Thịt nguội ăn ngay:

-          Đã mở hộp

-          Chưa mở hộp

3 đến 5 ngày

2 tuần

1 đến 2 tháng

1 đến 2 tháng

Thịt muối

Xúc xích sống từ gà, heo, bò

7 ngày

1 đến 2 ngày

1 tháng

1 đến 2 tháng

Thịt heo, bò tươi

3 đến 5 ngày

6 đến 12 tháng

Thịt gia cầm tươi

1 đến 2 ngày

1 năm

Cá nạc (cá chim)

Cá mỡ (cá ngừ)

1 đến 2 ngày

1 đến 2 ngày

6 đến 8 tháng

2 đến 3 tháng

Thức ăn thừa:

-          Thịt heo, gà chín

-          Pizza

3 đến 4 ngày

3 đến 4 ngày

2 đến 6 tháng

1 đến 2 tháng

Thực phẩm cần nấu chín ở nhiệt độ phù hợp

ThS.BS Lê Hồng Dũng khuyến cáo để đảm bảo thực phẩm được nấu chín một cách an toàn nên dùng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ bên trong của thực phẩm. Khi nấu nên kiểm tra ở một vài vị trí để đảm bảo thực phẩm được nấu đủ nhiệt độ.

Ví dụ: thịt bò cần được nấu chín ở nhiệt độ bên trong khoảng 72oC, thịt gà khoảng 74oC, hải sản khoảng 63oC. Nấu các loại tôm, cua đến khi vỏ chuyển sang màu đỏ và màu thịt chuyển sang màu trắng như ngọc trai. Nấu các loại có vỏ như trai, ốc đến khi mở miệng. Nếu chúng không mở miệng thì không nên ăn.

Infographic triệu chứng và cách phòng chống Zika

07/04/2016 05:36 GMT+7

TTO - Việt Nam đã có 2 người bị nhiễm virút Zika. Tuy nhiên, bệnh này không quá nguy hiểm, không gây chết người. TTO xin mời bạn đọc xem thông tin tóm lược về bệnh này.

​Cụ bà 78 tuổi nâng tạ 108 kg 

TTO - Ở tuổi 78, cụ bà Shirley Webb (bang Illinois,Mỹ) đã xác lập kỉ lục nâng tạ của mình ở mức 108 kg hồi cuối tháng 3-2016, chỉ sau hai năm đến câu lạc bộ thể thao luyện tập cùng cô cháu gái.

Tập gym đều đặn mỗi tuần khiến bà Shirley Webb có cuộc sống khỏe mạnh và vui vẻ hơn. Thậm chí, thành tích nâng tạ của bà còn làm cho nhiều thanh niên phải ngưỡng mộ
Tập gym đều đặn mỗi tuần khiến bà Shirley Webb có cuộc sống khỏe mạnh và vui vẻ hơn. Thậm chí, thành tích nâng tạ của bà còn làm cho nhiều thanh niên phải ngưỡng mộ

Hai năm trước, nếu đang ngồi trên sàn nhà, cụ bà Shirley Webb sẽ không thể đứng lên được nếu không có sự hỗ trợ từ một ai đó hoặc vịn tay vào ghế. Thậm chí, bà cũng không thể lên xuống cầu thang nếu không vịn vào tay cầm.

Hiện tại, tất cả những việc nói trên, bà Shirley Webb sẵn sàng tự tin có thể tự làm được mọi thứ một mình.

Bà Shirley Webb hiện xác lập kỉ lục ở cả hai bang Illinois và Missouri với thành tích lần lượt là hơn 108 kg và 102 kg ở độ tuổi và hạng cân của bà.

Bà đã trở thành nhà vô địch nâng tạ trên toàn nước Mỹ vì chưa thể tìm thấy một đối thủ nào ở độ tuổi và hạng cân của mình.

“Tôi không có ý định dừng lại ở đây. Sau khi bước ra khỏi phòng tập gym, tôi cảm thấy khỏe ra rất nhiều so với lúc tôi bước vào. Tôi đang cảm thấy tràn trề hy vọng. Chồng tôi cũng khuyến khích tôi luyện tập để sống khỏe và vui hơn”, bà Shirley Webb chia sẻ.

MINH HUYỀN

70% bệnh đái đường tuýp 2 có thể phòng ngừa nhờ ăn uống

TTO - Thông tin trên được PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bích Đào, phó chủ tịch Hội Đái tháo đường và nội tiết TP.HCM, đưa ra tại hội thảo “Đẩy lùi bệnh Đái tháo đường” do Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng tổ chức ngày 6-4, nhân ngày Sức khỏe thế giới.

BS Đào cho rằng, vai trò của chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng để phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2, trong đó nhấn mạnh đến bữa ăn sáng lành mạnh, không bỏ bữa sáng.

Theo BS Đào, chế độ ăn lành mạnh là không sử dụng thực phẩm không có lợi cho sức khỏe như thức ăn nhanh (có qnhiều chất béo bão hòa, muối, dư thừa năng lượng), sử dụng những nước trái cây đóng hộp…

Mặt khác, phải lựa chọn uống nước suối, trà không đường, hạn chế uống chất có cồn, lựa chọn thịt trắng, cá thay vì thịt đỏ, lựa chọn các chất béo từ dầu ô liu, dầu hạt cải, hạt hướng dương, ăn nhiều rau và trái cây trong ngày.

Được biết, đái tháo đường có hai thể bệnh chính: tuýp 1 và tuýp 2, trong đó 90% bệnh nhân trên toàn thế giới là đái tháo đường tuýp 2. Đái tháo đường tuýp 2 thường không có bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu, nên thường được phát hiện muộn.

Cũng theo BS. Đào, trước đây nhiều người cho rằng chỉ người lớn mới bị đái tháo đường nhưng nay đã phát hiện nhiều trẻ em mắc bệnh này. Trẻ thừa cân, tiền sử gia đình có người trực hệ bị đái tháo đường thường có nguy cơ cao.

Cụ ông để quên ống thông tiểu gần một năm trong đường niệu đạo 

TTO - Ngày 6-4, bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) cho biết vừa phẩu thuật lấy ống thông tiểu trong đường niệu đạo cho ông C. (72 tuổi, trú bản Khe Ngát, thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch).

Ống thông tiểu bị bỏ quên
Ống thông tiểu bị bỏ quên

Trước đó một ngày, ông C. được người nhà đưa vào cấp cứu tại bệnh viện hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới trong tình trang đau tức vùng hạ vị, bí đái, cầu bàng quang căng to.

Bác sĩ phát hiện một ống thông tiểu đã cũ đang đặt dẫn lưu từ bàng quang ra ngoài theo đường niệu đạo. Vì để lâu ngay nên có cặn lắng và sỏi đã bám đầy như một cây nấm khiến ống thông tiểu bị tắc.

Người nhà cho biết cách đây gần một năm ông C. bị bí tiểu và được người nhà đưa vào cấp cứu tại bệnh viện tuyến huyện. Ông được đặt ống thông tiểu và cho ra viện. Bệnh viện cũng dặn ông C. trong vòng một tháng phải quay lại khám để rút ống thông tránh tắc và nhiễm trùng.

Nhưng ông C. đã để luôn vậy và sinh hoạt bình thường. Đến lúc không tiểu được, đau quá ông mới gọi người nhà đưa đi bệnh viện.

Các bác sỹ tại bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cu Ba Đồng Hới cho biết khi đặt ống thông tiểu thì thời gian lưu ống tùy theo yêu cầu điều trị và chất liệu của ống thì khoảng năm đến bảy ngày hoặc nhiều lắm là một tháng là phải rút ra để tránh nhiểm trùng và tắc ống.

NHẬT MINH

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

Thú cưng vào thăm cải thiện sức khỏe của bệnh nhân

Thú cưng vào thăm cải thiện sức khỏe của bệnh nhân

Ngay khi gia đình lén mang Chase đến, ngay lập tức, những dấu hiệu vật lý ở Zachary đã bắt đầu phục hồi.

Mặc dù Zachary đã mất nhưng câu chuyện của anh đã tạo nên cảm hứng cho người dì của mình, Donna Jenkins, quyết tâm thực hiện dự án mang tên Paws fof Healing. Dự án này cũng đã được Donna Jenkins nghiên cứu trong nhiều năm trước.

Dự án phối hợp thăm nom giữa bệnh nhân và thú nuôi của họ được thực hiện ở bệnh viện Juravinski ở Hamilton, Ontario, Canada, và được nhiều người hưởng ứng. Đặc biệt là những bệnh nhân lớn tuổi, người neo đơn, thậm chí là người có bệnh hiểm nghèo.

Để được vào thăm chủ của mình, vật nuôi phải được bệnh viện kiểm tra vệ sinh và các bệnh truyền nhiễm rồi để vào xe đẩy tới thẳng chỗ chủ nhân của chúng để tránh tiếp xúc với các bệnh nhân khác. Nếu thú nuôi nào đạt đủ tiêu chuẩn thì sẽ được vào thăm bệnh nhân mỗi tuần một tiếng đồng hồ.

Bà Donna Jenkins chia sẻ: “Chúng tôi biết rằng khi bệnh nhân nhìn thấy con vật cưng của mình, họ có thể cải thiện được các dấu hiệu sống, chứng trầm cảm và cảm giác bị cô lập. Nó sẽ mở ra cơ hội cho bệnh nhân giao tiếp trở lại. Đó cũng được xem là lý do khiến sức khỏe của bệnh nhân tốt lên và sớm trở về với cuộc sống gia đình”.

MINH HUYỀN

Ngành du lịch vào cuộc chống Zika

Công văn đề nghị các địa phương và doanh nghiệp trên địa bàn bình tĩnh theo dõi diễn biến các trường hợp nhiễm virút Zika và tình hình dịch bệnh do virút Zika để chủ động hướng dẫn, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, du khách và các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Trao đổi về ảnh hưởng của dịch do virút Zika đối với hoạt động du lịch của Khánh Hòa, bà Phan Thanh Trúc - phó giám đốc Sở VH-TT&DL Khánh Hòa - cho biết hiện tại không nghĩ nhiều đến việc sụt giảm du khách, mà sự an toàn cho người dân, du khách là điều các cấp chính quyền quan tâm cao nhất và tỉnh Khánh Hòa đã vào cuộc nhanh chóng.

* WHO khẳng định virút Zika gây bệnh đầu nhỏ

Ngày 31-3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức ra thông báo nêu rõ quan điểm đồng thuận về việc virút Zika có liên quan tới dị tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh. Thông báo này được xem như quan điểm mạnh mẽ và rõ ràng nhất tới nay của WHO về mối liên hệ giữa loại virút lây truyền qua muỗi và chứng bệnh kể trên.

Đã có 6 quốc gia ghi nhận các ca nhiễm virút Zika qua quan hệ tình dục. Các quốc gia Đông Nam Á đã ghi nhận ca nhiễm virút Zika gồm: Lào, Campuchia, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia và Việt Nam.

NHÓM PV, CTV

Khánh Hòa ra quân diệt muỗi, lăng quăng

Xe phun hóa chất diệt muỗi trên đường phố P.Phước Tiến - Ảnh: DUY THANH
Xe phun hóa chất diệt muỗi trên đường phố P.Phước Tiến - Ảnh: DUY THANH

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa cũng có mặt tại buổi lễ ra quân này.

Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh ở người P.Phước Hòa, cho biết hai xe truyền thông liên tục chạy trên các tuyến phố của phường này tuyên truyền để người dân chủ động diệt lăng quăng, diệt muỗi, chống muỗi đốt để ngừa các bệnh sốt xuất huyết, virut Zika.

Một xe chở máy phun hóa chất diệt muỗi phun thuốc trên tất cả các tuyến phố của P.Phước Hòa và một số khu vực lân cận thuộc P.Tân Lập, P.Phước Tiến (TP Nha Trang). Ngoài ra, phường cũng huy động bảy máy phun hóa chất bằng tay để vào phun thuốc diệt muỗi trong nhà dân.

Sáng sớm cùng ngày, toàn bộ 16 tổ dân phố ở P.Phước Hòa cũng ra quân đột xuất để đổ nước chứa lăng quăng trong các nhà dân sau khi vừa thực hiện công việc này hồi đầu tháng 4-2016.

Sáng 6-4, ông Nguyễn Sỹ Khánh - phó chủ tịch UBND TP Nha Trang - cho biết trong ngày hôm nay chỉ tập trung diệt muỗi, lăng quăng ở P.Phước Hòa, sáng mai 7-4 mới tiến hành đồng loạt ở toàn bộ các xã, phường khác.

Xe truyền thông phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và virut Zika - Ảnh: DUY THANH

Tại cuộc họp chiều 5-4 với đoàn công tác Bộ Y tế, ông Nguyễn Đắc Tài - phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa - cho biết tỉnh chỉ đạo trong 2-3 ngày tới, toàn bộ các huyện, thị xã, thành phố ra quân diệt muỗi, lăng quăng để phòng chống sốt xuất huyết và virut Zika.

Ông Tài cũng nói thường thì tháng 6 hàng năm, dịch sốt xuất huyết bùng phát ở Khánh Hòa. Nay có thêm dịch do virut Zika, nên tỉnh quyết tâm trong tháng 4-2016 tập trung tổng lực để dập tắt nguy cơ dịch bệnh trên toàn tỉnh.

Zika có mặt ở Sài Gòn, bà bầu đừng quá run 

Trung tâm Y tế dự phòng Q.2 phun thuốc diệt muỗi tại P.Thạnh Mỹ Lợi, Q.2, TP.HCM chiều 5-4 - Ảnh: Văn Tiên
Trung tâm Y tế dự phòng Q.2 phun thuốc diệt muỗi tại P.Thạnh Mỹ Lợi, Q.2, TP.HCM chiều 5-4 - Ảnh: Văn Tiên

“Đã có 61 nước nhiễm virút Zika và hàng trăm ca liên quan đến hội chứng đầu nhỏ ở trẻ em. Đến giờ này nước ta mới phát hiện 2 ca, điều này không có gì là ngỡ ngàng. Nếu tình hình biến đổi khí hậu cứ tiếp diễn, ngoài Zika còn có những bệnh mới nữa sẽ xuất hiện

Bà Nguyễn Thị 
Kim Tiến
 (bộ trưởng Bộ Y tế)

Bác sĩ Diễm Tuyết cho rằng chỉ những thai phụ thuộc các nhóm đối tượng nguy cơ cao mới đi sàng lọc, nếu thai phụ hoang mang cùng muốn xét nghiệm thì bệnh viện không làm xuể, dẫn đến tình trạng quá tải.

2 ca nhiễm Zika 
tại Việt Nam

Ngày 5-4, Việt Nam là quốc gia thứ 62 công bố có ca mắc Zika khi TP.HCM và Khánh Hòa có 2 nữ bệnh nhân đầu tiên: một 33 tuổi ở P.Thạnh Mỹ Lợi, Q.2, TP.HCM và một 64 tuổi ở P.Phước Hòa, Nha Trang, Khánh Hòa.

TP.HCM và Khánh Hòa đã công bố dịch trên quy mô xã phường, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương nâng cảnh báo dịch lên mức 2, tức là có các hoạt động phòng chống tương tự khi đã có bệnh nhân.

Chiều 5-4, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và ông Lê Thanh Liêm, phó chủ tịch UBND TP.HCM, đã chủ trì cuộc họp về các biện pháp ngăn chặn tình hình nhiễm virút Zika tại TP.HCM.

Về ca mắc Zika ở TP.HCM, 
PGS.TS Phan Trọng Lân, viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, cho biết đó là một phụ nữ 33 tuổi, mang thai 8 tuần tuổi, được phát hiện nhiễm bệnh trong lần đi khám thai tại Bệnh viện Q.2.

Ông Lân cho biết trong 12 ngày qua thai phụ này không đi ra khỏi TP.HCM. Hằng ngày, thai phụ chỉ đi làm tại tòa nhà Petro Vietnam Tower (số 1 Lê Duẩn, P.Bến Nghé, Q.1) và đưa con đi học tại trường trên địa bàn.

Trước đó, chồng bệnh nhân đã công tác tại Malaysia, có về thăm nhà. Con bệnh nhân bị sốt vào ngày 26-3, khi lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả âm tính với Zika. Ông Lân cho rằng ca bệnh này chủ yếu lây theo đường muỗi.

Ngay sau một ngày bệnh nhân được xác định nhiễm bệnh, Viện Pasteur TP.HCM cùng với Sở Y tế TP.HCM, y tế trên địa bàn đã đến điều tra 134 hộ gia đình xung quanh nhà bệnh nhân và phát hiện 3 ca sốt (một người lớn, hai trẻ em), sau đó lấy mẫu máu, nước tiểu xét nghiệm thì đều âm tính với Zika.

Ông Lân cũng cho biết trong ba tháng đầu năm, số người mắc sốt xuất huyết của TP tăng 2,2 lần so với năm 2015.

Người dân lo

Về xét nghiệm tìm virút Zika, ThS.BS Nguyễn Đức Vinh, vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em, cho biết hiện Bộ Y tế chỉ xác định một số đối tượng sẽ được xét nghiệm như ưu tiên phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu sinh sống hoặc từng đến vùng dịch, vợ chồng hoặc bạn tình được xác định nhiễm Zika, sốt phát ban và có ít nhất một trong số những triệu chứng đau cơ khớp, viêm kết mạc.

Có đến 80% ca bệnh Zika có thể tự khỏi, nhưng với những phụ nữ mang thai thì việc nhiễm bệnh (đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ) có thể dẫn đến di chứng não nhỏ ở thai nhi.

Nhưng theo ông Trần Danh Cường - phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản T.Ư, có ba nhóm nguyên nhân gây hội chứng não nhỏ, Zika là một trong những nguyên nhân.

“Không nên quá hoang mang, nhưng phụ nữ có thai hoặc dự định mang thai không nên tới các khu vực có dịch, ngoại trừ các trường hợp tối cần thiết. Khu vực có dịch, theo tôi, là bán kính 200m tính từ ổ dịch và đó là khoảng cách mà tôi cho là muỗi nhiễm bệnh có thể bay” - ông Cường nói.

Tuy nhiên không chỉ thai phụ lo lắng, nhiều người dân, đặc biệt những người sinh sống tại khu vực có người bệnh, đang hoang mang về căn bệnh này mà không biết Zika là gì, phòng tránh ra sao.

Bà Trần Thị Hương (56 tuổi, KP1, P.Thạnh Mỹ Lợi, Q.2) lo lắng: “Trước giờ chỉ nghe nói đến sốt xuất huyết chớ không biết virút Zika là gì, mức nguy hiểm cũng như cách lây lan, phòng tránh ra sao. Chúng tôi cần thông tin rõ ràng hơn, tuyên truyền để nắm rõ về bệnh này. Đồng thời mong được thử máu để kiểm tra mình có nhiễm bệnh không...”.

Đồng ý kiến với bà Hương, bà Lê Thị Thu (45 tuổi, KP2, P.Thạnh Mỹ Lợi) chia sẻ: “Dù lo về căn bệnh này nhưng không biết làm sao phòng tránh. Chỉ nghĩ ở nước ngoài mới có người bị. Sau khi biết được thông tin thì rất sợ cho mấy đứa nhỏ, vì khu vực này thường xuyên xảy ra dịch sốt xuất huyết dù mỗi tháng phường có diệt muỗi”.

Còn tại Nha Trang, Khánh Hòa, chiều 5-4 Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long đã dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Y tế đến làm việc với tỉnh. Đoàn công tác của bộ đến nhà bà C.T.L. - được xác định mắc virút Zika.

Bà L. kể bà phát bệnh vào chiều 25-3, đến chiều tối 27-3 thấy trên da tay, chân xuất hiện các nốt đỏ như bị sốt xuất huyết và người hâm hấp sốt. Sáng 28-3, bà nhập viện Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa. Trong thời gian điều trị ở bệnh viện này, bà L. nằm chung phòng với các bệnh nhân.

Bác sĩ Nguyễn Đông - giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa - cho biết các bệnh nhân chung phòng với bà L. đều được giám sát bệnh do virút Zika nhưng họ không dương tính với virút này.

“Người mẹ mang thai trong 3 tháng đầu tiên mắc virút Zika có thể sinh ra đứa trẻ bị mắc bệnh đầu nhỏ nhưng theo ghi nhận của WHO, tỉ lệ này chỉ dưới 1%. Không phải phụ nữ mang thai nào mắc Zika cũng sinh ra em bé bị tật đầu nhỏ

TS Masaya
(trưởng nhóm phòng chống bệnh truyền nhiễm của WHO)

“Không sợ bằng 
sốt xuất huyết”

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết bệnh do virút Zika nhẹ hơn bệnh sốt xuất huyết, phần lớn không có triệu chứng, một số người sốt, phát ban và đau mình. Người dân không nên hoang mang vì sốt xuất huyết đáng sợ hơn nhiều.

Bộ trưởng khuyến cáo bệnh này lây qua muỗi vằn, loại muỗi thường chích người từ 9-10g sáng, do đó cần diệt muỗi và lăng quăng, không để nước đọng, phòng tránh để muỗi cắn. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu càng phải tránh để muỗi đốt.

Bà Tiến lưu ý các thai phụ tránh hoang mang vì không phải ai nhiễm Zika đều dẫn đến hội chứng đầu nhỏ. Hiện nay, nhiễm virút Zika có sự liên quan rất lớn đến hội chứng đầu nhỏ chứ không khẳng định 100%. Vì vậy những thai phụ trong 3 tháng đầu bị sốt, đau mình hoặc phát ban nên đến các cơ sở y tế để được khám và tư vấn, sau đó sẽ được quyết định lấy mẫu xét nghiệm.

Ngoài ra, bộ trưởng cho rằng sốt xuất huyết và Zika sẽ có nhiều tại TP.HCM.

Là địa phương có ca bệnh, 
PGS.TS Nguyễn Tấn Bỉnh, giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết nơi này đã ban hành kế hoạch phòng chống dịch bệnh do virút Zika quyết liệt như diệt muỗi, lăng quăng; giám sát thân nhiệt của hành khách tại sân bay; sàng lọc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh...

Một trong những nguyên nhân từng được cho làm lây lan Zika là loại muỗi biến đổi gen ở Việt Nam được thả ở đảo Trí Nguyên, Khánh Hòa nhưng theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, Tổ chức Y tế thế giới đã bác bỏ nguyên nhân này.

* Các dấu hiệu mắc Zika:

Dấu hiệu tương tự bệnh sốt xuất huyết: sốt, đau đầu, nổi ban trên da, có trường hợp nổi ban ở hai chân hoặc tay, đau mắt đỏ.

* Xét nghiệm miễn phí khi có chỉ định:

Hiện các trường hợp nghi mắc bệnh và có chỉ định xét nghiệm tìm virút Zika đều được xét nghiệm miễn phí. Sắp tới, nếu số lượng người có nhu cầu xét nghiệm tăng lên thì bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế, các chi phí khám, điều trị, xét nghiệm đúng tuyến do bảo hiểm y tế chi trả, bệnh nhân còn lại sẽ phải tự trả phí xét nghiệm.

* Phòng Zika tương tự sốt xuất huyết:

Biện pháp hiệu quả nhất vẫn là ngủ màn, diệt muỗi và lăng quăng. Đến nay không có bất kỳ khuyến cáo nào về hạn chế đi lại, hạn chế du lịch, ngoại trừ khuyến cáo riêng với phụ nữ có thai và dự định có thai.

* Siêu âm xác định nguy cơ hội chứng não nhỏ:

Các phụ nữ có thai nhiễm Zika sẽ được siêu âm 2 tuần/lần kể từ khi phát hiện bệnh, trường hợp thấp hơn chuẩn 3 điểm sẽ được đánh giá là có nguy cơ, thấp hơn 5 điểm so với chuẩn trong bảng đánh giá thì coi là mắc hội chứng não nhỏ.

NHÓM PV, CTV

​Sức khỏe của bạn: Khi nào nên nội soi đại tràng

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương, trưởng đơn vị Tiêu hóa, bệnh viện Nguyễn Tri Phương sẽ giải đáp những thắc mắc xung quanh các vấn đề khi nào nên nội soi đại tràng, nội soi đại tràng được tiến hành ra sao, sẽ phát hiện bệnh gì, những bước chuẩn bị nội soi là gì…

 Mời quí độc giả cùng lắng nghe.

>> Sức khỏe của bạn

Đang tải audio...

"Sức khỏe của bạn: Khi nào nên nội soi đại tràng"

Phun thuốc nơi ở, làm việc của người nhiễm virút Zika

Nhân viên trung tam Y tế Dự phòng TP.HCM phun thuốc diệt muỗi tại tòa nhà Petro Việt Nam - Ảnh: Hữu Khoa
Nhân viênphun thuốc diệt muỗi tại tòa nhà Petro Việt Nam chiều 5-4 - Ảnh: Hữu Khoa

Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM kết hợp với Trung tâm Y tế Dự phòng quận 1 và quận 2 đã phun thuốc diệt muỗi nơi bệnh nhân bị nhiễm vi rút Zika từng đến và sinh sống tại tòa nhà Petro Việt Nam (đường Lê Duẩn, Q.1, TP.HCM) và khu phố 2, P. Thạnh Mỹ Lợi, Q.2 theo chỉ đạo từ Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.

HỮU KHOA

Bệnh nhân chết sau khi khám viêm phổi ở bệnh viện

Người nhà bệnh nhân Riệu tập trung trước cửa khu nhà xác của bệnh viện Đa khoa Kiến An (TP. Hải Phòng) trong lúc cơ quan chức năng thực hiện mổ tử thi để nhằm làm rõ nguyên nhân cái chết của bệnh nhân - Ảnh: Tiến Thắng
Người nhà bệnh nhân Riệu tập trung trước cửa khu nhà xác của bệnh viện Đa khoa Kiến An (TP. Hải Phòng) trong lúc cơ quan chức năng thực hiện mổ tử thi để nhằm làm rõ nguyên nhân cái chết của bệnh nhân - Ảnh: Tiến Thắng

Ngồi thẫn thờ trước khu nhà xác của bệnh viện, anh Nguyễn Văn Khu (33 tuổi, con trai ông Riệu) kể lại vào 7g sáng  ngày 4-4, anh trực tiếp đưa bố đến bệnh viện Đa khoa Kiến An (TP. Hải Phòng) để khám bệnh do gần đây ông Riệu nói thi thoảng thấy người khó thở.

Thời điểm đến bệnh viện, ông Riệu vẫn khỏe mạnh.

Sau khi thực hiện các khám nghiệm ban đầu và xem hồ sơ bệnh án của bệnh nhân mà người nhà mang theo, bác sĩ bệnh viện chuẩn đoán ông Riệu bị viêm phổi mãn tính nên có tiêm cho bệnh nhân thuốc corticoid, thuốc kháng sinh và thuốc giãn phế quản để điều trị.

Đến khoảng 13g ngày 4-4, ông Riệu có các biểu hiện chóng mặt, khó thở, toàn thân co lại và tím tái ngay sau khi được bác sĩ tiêm thuốc ít phút.

"Sau hai lần tôi chạy đi gọi, tìm thì bác sỹ của khoa mới có mặt rồi chuyển ông đến khoa cấp cứu và cho biết ông có biểu hiện của sốc thuốc. Đến 7g30 sáng ngày 5-4, bệnh viện thông báo bố tôi đã mất nhưng nguyên nhân thì lại là do bị viêm phổi cấp kết hợp với virút" - anh Khu bức xúc kể lại.

Không đồng tình trước kết luận nguyên nhân cái chết của bệnh viện, anh Khu cùng người nhà của bệnh nhân tập trung tại bệnh viện, kiên quyết yêu cầu được làm rõ nguyên nhân cái chết của ông Riệu.

Đến trưa ngày 5-4, cán bộ pháp y của bệnh viện cùng cơ quan công an quận Kiến An, đại diện Viện KSND quận cũng có mặt để thực hiện việc mổ tử thi bệnh nhân nhằm làm rõ nguyên nhân cái chết.

Ông Tăng Xuân Khoa - phó giám đốc bệnh viện Đa khoa Kiến An - xác nhận trong ngày 4-4, bệnh viện có tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Văn Riệu đến khám bệnh trong tình trạng bị ho, sốt và khó thở.

Sau khi khám và chuẩn đoán bệnh nhân bị viêm phổi mãn tính, bệnh viện điều trị theo phác đồ với việc tiêm một số loại thuốc như corticoid, thuốc kháng sinh và thuốc giãn phế quản. Tất cả các loại thuốc này đều được test trước khi tiêm cho bệnh nhân theo đúng quy trình khám chữa bệnh.

Tuy nhiên, ông Khoa từ chối cho biết cụ thể tên của thuốc kháng sinh và thuốc giãn phế quản mà bệnh viện sử dụng.

"Hiện nay hồ sơ bệnh án của bệnh nhân được chúng tôi niêm phong nên tạm thời chưa thể cung cấp cụ thể tên của các loại thuốc sử dụng để điều trị cho bệnh nhân" - ông Khoa cho biết.

Theo ông Khoa, khi tình trạng của ông Riệu chuyển biến xấu, hôn mê sâu, bác sĩ ba lần tiến hành trợ tim nhưng đến 8g20 tim của bệnh nhân ngừng hẳn" - ông Khoa nói.

Sau khi sự việc xảy ra, bệnh viện mời cơ quan công an và đại diện viện kiểm sát phối hợp cùng cơ quan pháp y tiến hành mổ tử thi bệnh nhân để làm rõ nguyên nhân.

"Hiện nay chúng tôi cũng đang chờ kết luận nguyên nhân sự việc từ phía cơ quan pháp y và việc điều tra của cơ quan công an. Khi có kết luận chính xác sẽ có hướng xử lý, giải quyết theo quy định" - ông Khoa cho biết thêm.

TIẾN THẮNG

​Thứ trưởng Bộ Y tế thăm bệnh nhân mắc Zika ở Khánh Hòa

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thăm bà C.T.L. chiều 5-4 - Ảnh: DUY THANH
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thăm bà C.T.L. chiều 5-4 - Ảnh: DUY THANH

Ông Long thông báo với bà L. rằng kết quả xét nghiệm mẫu máu của bà dương tính với virút Zika. Bà L. trông khỏe mạnh, vui vẻ, trò chuyện cởi mở với đoàn công tác.

Theo nữ bệnh nhân 64 tuổi này, hằng ngày bà đến chùa Linh Thứu ở P.Phước Hải để nấu ăn cho bá tánh rồi về nhà, không đi đâu khỏi địa phương.

“Từ chiều thứ sáu (25-3), tôi thấy trong người mỏi mệt. Đến chiều tối chủ nhật (27-3) thì thấy người hâm hấp sốt, vùng da tay chân xuất hiện các chấm đỏ như bị sốt xuất huyết.

Con tôi thấy vậy nên sáng 28-3 chở tôi đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Khánh Hòa để nhập viện luôn. Tôi chỉ sốt trong hai ngày 27 và 28-3 đó thôi, cao nhất là 38,50C, từ ngày hôm sau trở đi thì không còn thấy sốt nữa, nhưng vẫn phải nằm viện cho các bác sĩ điều trị đến ngày 5-4” - bà L. kể.

Theo bà L., sau khi khỏi sốt, bà thấy sức khỏe trở lại bình thường, không đau nhức mình mẩy, buồn nôn…

Bà L. cũng nói trước khi mắc bệnh khoảng 3-4 tuần, bà có tham gia làm lễ thất cho một gia đình Việt kiều ở chùa Linh Thứu.

Ông Long động viên bà L. cố gắng ăn uống, nghỉ ngơi, không phải lo lắng nhiều vì bệnh này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng. Bệnh nhân cũng thoải mái nói chuyện, tiếp xúc với mọi người.

Ông Long yêu cầu Viện Pasteur Nha Trang ngay chiều 5-4 lấy mẫu máu sáu người trong gia đình bà L. để xét nghiệm. Hiện toàn bộ sáu người khác trong gia đình bà L. đều không có bất thường về sức khỏe.

Cũng trong chiều 5-4, đoàn công tác của Bộ Y tế đã kiểm tra tại chùa Linh Thứu, một số hộ dân ở lân cận ngôi chùa.

Lúc 15g30, đoàn công tác đến làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa.

Giúp bệnh nhân nghèo có suất cơm ngon

Cầm trên tay ba phần cơm với thịt, cá, canh… cho hai vợ chồng cùng đứa con nhỏ đang chữa trị bệnh viêm phổi tại đây, anh Thào Seo Nhà (thôn 5, xã Đắk Plao, huyện Đắk Glong) xúc động kể nhà anh cách bệnh viện 30km.

Trước đây khi chưa có bếp ăn này, mỗi lần vào điều trị dài ngày tại bệnh viện, không có tiền mua thức ăn ở ngoài, anh Nhà phải “vác” theo củi, xoong, nồi, gạo cùng lương thực, thực phẩm vào bệnh viện tự nấu.

“Ngày thường bữa ăn của gia đình mình chỉ toàn rau, mắm muối thôi, không dám mơ đến một bữa ăn ngon, đầy đủ như thế này. Nhờ những bữa ăn như thế này, chúng tôi bớt những khó khăn và yên tâm điều trị” – anh Nhà vui mừng nói.

Sơ Nguyễn Thị Cát – đầu bếp nấu ăn chính tại đây - cho biết bếp ăn mở cửa từ thứ hai đến thứ sáu lúc 10g và 16g phục vụ cho 40-50 bệnh nhân/ngày. Mỗi suất ăn trị giá 20.000 đồng, bệnh nhân sẽ góp 5.000 đồng và được hội từ thiện hỗ trợ 15.000 đồng. 

Thông qua Hội chữ thập đỏ của tỉnh, bệnh viện đã nhận được sự tài trợ của Ban từ thiện Hiệp hội nhựa TP.HCM. Cũng theo ông Cảnh, do số tiền tài trợ còn ít nên hiện tại chưa thể đáp ứng hết nhu cầu của tất cả bệnh nhân. 

“Khi có kinh phí, bệnh viện sẽ xây dựng khu nhà bếp riêng làm chỗ ăn uống. Đồng thời để tăng thêm khẩu phần ăn cho bệnh nhân, ban lãnh đạo sẽ tiếp tục kêu gọi các nhà hảo tâm ủng hộ, giúp đỡ, đồng thời vận động y bác sĩ trong bệnh viện đóng góp mỗi tháng một ngày lương cho người nghèo”- ông Cảnh cho biết thêm.

THÁI THỊNH

Bé trai đang bị khối u "ăn" gương mặt

Gia đình kể đã đưa bé đến trạm y tế và bệnh viện huyện nhưng không phát hiện ra bệnh, hiện sức khoẻ của bé yếu, ăn uống hết sức khó khăn.

Bà Thạch Thị Sà Phách (mẹ em T.) cho hay khoảng 4 tháng trước, trong mũi trái của T. có một mụn nước nhỏ, hay bị chảy máu cam, có khi chảy 3 đến 4 lần trong ngày. Gia đình đưa T. ra trạm y tế của xã khám, bác sĩ nói không sao rồi kêu mua thuốc về nhà uống. Nhưng sau đó máu chảy càng nhiều, lên bệnh viện huyện khám bác sĩ cũng nói không sao rồi cho thuốc về uống.

Chỉ 2 tháng sau, mặt của T. bắt đầu lở loét; các bác sĩ ở địa phương yêu cầu chuyển đến Cần Thơ mới trị được. "Con tui nhập viện ở Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ và bác sĩ nói bị ung thư gì đó, rất khó trị khỏi, tui cũng hoang mang quá vì nhiều người nói nó bị bệnh lạ “Cam tẩu mã” gì đó, không biết làm sao", bà Phách buồn bã.

Nói về tình trạng của em H.L.T., bác sĩ Mai Văn Nhã – Trưởng khoa Nội 1 Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ - cho biết em H.L.T. được chẩn đoán bị bệnh ung thư tế bào hạch lympho (y học gọi căn bệnh này là U lympho không Hodgkin, tế bào T). U lympho ác có nguồn gốc từ hệ bạch huyết - là một phần của hệ miễn dịch của cơ thể.

Trong bệnh u lympho ác tính không Hodgkin, các tế bào trong hệ bạch huyết trở nên bất thường; chúng phân chia và phát triển không theo thứ tự, không kiểm soát… Do hệ bạch huyết có mặt ở khắp cơ thể, nên u lympho ác tính không Hodgkin có thể khởi phát ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể.

Trong trường hợp em T., vị trí u ở đường giữa, mô trong hốc mũi là hiếm gặp, em T. đã được truyền hóa chất để khống chế sự lan truyền sang các phần khác cạnh khối u. Do em T. được phát hiện bệnh muộn và ở vị trí khó nên truyền hóa chất đã 3 đợt mà chưa có kết quả nhiều, dự kiến bệnh nhân sẽ được truyền 6 đợt hóa chất.     

Nhiều người chỉ ngủ mùng ban đêm nên rất dễ mắc Zika

Theo bác sĩ Phạm Thế Vinh (bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM), Zika là bệnh lành tính tự khỏi, không gây biến chứng đối với người bình thường, chỉ biến chứng lên thai nhi, nên phụ nữ mang thai đặc biệt lưu ý trong thời gian này.

Để nhận biết bệnh Zika thật sự rất khó, bởi những biểu hiện rất nhẹ mà người bệnh rất dễ bỏ qua như các biểu hiện sốt nhẹ (dưới 38,5 độ C), phát ban toàn thân, đau nhức cơ, viêm kết mạc nhưng không gây đổ ghèn…

Tuy nhiên, trong thời điểm này, dù những biểu hiện rất nhỏ người dân cũng nên đến cơ sở y tế để tầm soát, tránh lây nhiễm cho người khác, bản thân người bình thường nhiễm Zika không bị biến chứng gì cả.

Vì vậy, đối với bệnh không thuốc điều trị, phòng tránh là quan trọng nhất.

Bên cạnh đó, Zika chưa có vắc xin phòng bệnh nên cần hạn chế đi đến vùng lưu hành dịch Zika.

Các cá nhân trong vùng dịch áp dụng các biện pháp diệt muỗi và tránh muỗi đốt như: mặc quần áo kín, dùng các thuốc xua đuổi côn trùng, ngủ mùng cả ban ngày lẫn ban đêm.

Tại vùng có dịch cần triển khai các biện pháp diệt muỗi như quy trình phòng tránh dịch sốt xuất huyết, đảm bảo vệ sinh môi trường, loại bỏ các vật dụng đọng nước như các mảnh vỡ, lốp xe, vỏ lon, vũng nước đọng. Đậy kín các lu, bể hoặc thả cá diệt loăng quăng, diệt muỗi bằng bẫy, vợt...

Ngoài mắc bệnh do muỗi chích, Zika khác bệnh sốt xuất huyết là lây qua đường tình dục. Vậy nên, cần quan hệ tình dục an toàn với người bị nhiễm hoặc nghi nhiễm virut Zika.

Đối với phụ nữ cho con bú, theo CDC (cơ quan phòng chống dịch Hoa Kỳ), chưa ghi nhận ca nào thấy con teo não khi bú mẹ mắc Zika, nên CDC vẫn khuyến cáo cho con bú ở mẹ nhiễm Zika.

Bác sĩ Vĩnh cũng cho biết thêm, Zika gây biến chứng lên thai, vì vậy khi phụ nữ mang thai mắc bệnh cần tầm soát thai sớm từ tuần thứ 14 đến 20 của thai kỳ.

Tử vong sau khi tiêm thuốc viêm phổi tại bệnh viện

Người nhà bệnh nhân Riệu tập trung trước cửa khu nhà xác của bệnh viện Đa khoa Kiến An (TP. Hải Phòng) trong lúc cơ quan chức năng khám nghiệm mổ tử thi - Ảnh: Tiến Thắng
Người nhà bệnh nhân Riệu tập trung trước cửa khu nhà xác của Bệnh viện Đa khoa Kiến An (TP. Hải Phòng) trong lúc cơ quan chức năng khám nghiệm mổ tử thi - Ảnh: Tiến Thắng

Ngày 5-4, hàng chục người nhà của bệnh nhân Nguyễn Văn Riệu (63 tuổi, trú tại xã An Hòa, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng) tập trung tại Bệnh viện Đa khoa Kiến An để yêu cầu làm rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông Riệu sau khi đến bệnh viện khám viêm phổi trước đó một ngày.

Anh Nguyễn Văn Khu (33 tuổi, con trai ông Riệu) kể khoảng 7g sáng 4-4, anh đưa bố đến bệnh viện Đa khoa Kiến An (TP Hải Phòng) để khám bệnh do gần đây ông Riệu nói thi thoảng thấy người khó thở.

Thời điểm đến bệnh viện, ông Riệu vẫn khỏe mạnh và có thể tự đi lên trên tầng 2 khoa nội tổng hợp của bệnh viện để khám.

Khoảng 13g ngày 4-4, sau khi khám, bác sĩ của bệnh viện chẩn đoán ông Riệu bị viêm phổi và tiêm thuốc cho ông. Ít phút sau, ông Riệu có biểu hiện chóng mặt, khó thở, toàn thân co lại và tím tái.

"Sau hai lần tôi chạy đi gọi, tìm thì bác sĩ của khoa mới có mặt rồi chuyển ông đến khoa cấp cứu và cho biết ông có biểu hiện của sốc thuốc phản vệ. Đến 7g30 sáng 5-4, bệnh viện thông báo bố tôi đã mất nhưng nguyên nhân là viêm phổi cấp kết hợp với virút" - anh Khu kể.

Trưa 5-4, cán bộ pháp y của bệnh viện cùng công an quận Kiến An, đại diện Viện KSND quận đã có mặt để thực hiện việc khám nghiệm tử thi bệnh.

Ông Hoàng Tuấn Anh, giám đốc bệnh viện đa khoa Kiến An xác nhận trong ngày 4-4 bệnh viện có tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Văn Riệu đến để khám bệnh. Ngay sau khi sự việc xảy ra, bệnh viện đã mời công an và đại diện viện kiểm sát cùng cơ quan pháp y mổ tử thi để làm rõ.

"Hiện nay chúng tôi cũng đang chờ kết luận nguyên nhân sự việc từ phía cơ quan pháp y và việc điều tra của cơ quan công an. Khi có kết luận chính xác sẽ có hướng xử lý", ông Tuấn Anh nói.

TIẾN THẮNG

Trực tuyến Bộ Y tế họp với TP.HCM về ca nhiễm Zika

05/04/2016 14:21 GMT+7

TTO - Cuộc họp đang diễn ra tại UBND TP.HCM, liên quan hai trường hợp dương tính với Zika đầu tiên tại Việt Nam, trong đó có bệnh nhân nữ tại quận 2, TP.HCM.

TP.HCM khẩn cấp triển khai phòng chống zika

Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh virus zika khẩn do giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh kí ngày 5-4 đã nhận định như vậy.

Theo Sở Y tế TP, tính đến cuối tháng 3-2016 trên thế giới đã có 61 quốc gia báo cáo có ca bệnh do virus zika. Dịch chủ yếu lan rộng ở khu vực Trung và Nam Mỹ. Các quốc gia gần Việt Nam như Thái Lan, Lào, Trung Quốc, Campuchia cũng đã ghi nhận ca bệnh zika.

Tại Việt Nam, trong tháng 3-2016 đã ghi nhận hai bệnh nhân bị nhiễm zika sau khi du lịch VN và cả hai ca này đều dừng chân tại TP.HCM.

Trước tình hình này, Sở Y tế TP đã ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh do virus zika nhằm thực hiện quyết liệt các biện pháp diệt muỗi, lăng quăng phòng chống dịch bệnh do virus zika và sốt xuất huyết.

Theo kế hoạch này, Sở Y tế TP giám sát ca bệnh xâm nhập tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất bằng cách đo thân nhiệt từ xa tất cả hành khách nhập cảnh, đặc biệt là hành khách đến từ vùng có dịch zika; tổ chức phát tờ khai y tế cho các hành khách đến từ vùng dịch; sàng lọc các trường hợp ca bệnh nghi ngờ thông qua đo thân nhiệt, thể trạng, tiền sử dịch tễ, khám sơ bộ để giám sát và quản lý theo qui định; phun hóa chất diệt muỗi đối với phương tiện chuyên chở các trường hợp bệnh nghi ngờ nhiễm virus zika; giám sát định kì các chỉ số muỗi, bọ gậy tại các khu vực cửa khẩu và xử lý theo qui định.

Sở Y tế TP còn thực hiện giám sát ca bệnh trên địa bàn bằng việc các đơn vị trực thuộc sở có trách nhiệm báo cáo cho Trung tâm Y tế dự phòng TP ngay khi phát hiện ca nghi ngờ nhiễm virus zika tại bệnh viện hoặc tại cộng đồng để có biện pháp phòng chống dịch kịp thời.

Tại các bệnh viện cần phát hiện sớm các trường hợp bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ nhiễm bệnh, có yếu tố dịch tễ trở về từ vùng dịch bệnh để tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm gửi về Viện Pasteur TP.HCM thực hiện xét nghiệm…

Đồng thời tổ chức thu dung, cách ly và điều trị cho bệnh nhân theo phân tuyến, chú ý diệt muỗi và lăng quăng trong khu vực bệnh viện. Các cơ sở y tế khi ghi nhận các trường hợp dị tật đầu nhỏ thông qua chẩn đoán tiền sản và qua thăm khám sơ sinh cần báo cáo ngay về Trung tâm y tế dự phòng TP.

Sở Y tế TP còn đề nghị các trung tâm y tế dự phòng và các phòng y tế quận, huyện phối hợp chặt chẽ cùng trạm y tế phường, xã tham mưu cho các cấp chính quyền vận động, nhắc nhở người dân duy trì diệt muỗi, lăng quăng để kiểm soát chặt trung gian truyền bệnh.

Về phía Trung tâm truyền tâm giáo dục sức khỏe TP và Trung tâm y tế dự phòng TP có trách nhiệm truyền thông chính xác, kịp thời về diễn biến tình hình dịch bệnh để người dân không hoang mang, tự giác diệt muỗi và lăng quăng, ngăn ngừa muỗi đốt bằng các biện pháp thông thường như bình xịt muỗi, ngăng trừ muỗi, kem xua muỗi, ngủ màn vv…Ưu tiên truyền thông cho thai phụ và thân nhân về bệnh zika, sự nguy hiểm của bệnh đối với thai nhi, các biện pháp phòng bệnh cho bản thân…

Ngoài ra, Sở Y tế còn phân công các đơn vị trực thuộc như Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế, Trung tâm Y tế dự phòng TP và các quận huyện, các bệnh viện Nhiệt đới, Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2, các bệnh viện đa khoa, các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập có khoa sản, nhi, nhiễm…đều phải xây dựng kế hoạch và có các biện pháp triển khai giám sát, phòng chống zika.

Nha Trang phát động toàn dân diệt muỗi, diệt lăng quăng

Tại Khánh Hòa, ông Nguyễn Sỹ Khánh, phó chủ tịch UBND TP Nha Trang, cho biết sau khi được biết thông tin tại P.Phước Hòa có một trường hợp mắc bệnh do virut zika, ngay trưa 5-4, UBND TP đã tổ chức cuộc họp khẩn với các ngành, địa phương liên quan để chỉ đạo tăng cường biện pháp phòng chống dịch bệnh, tránh để lây lan trên diện rộng.

Trước mắt UBND TP Nha Trang chỉ đạo UBND P.Phước Hòa thực hiện ngay các biện pháp bao vây, khống chế dịch tại khu vực có người mắc bệnh.

Ngày 6-4, TP Nha Trang phát động chiến dịch toàn dân diệt muỗi, diệt lăng quăng. Các ngành chức năng sẵn sàng xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị bệnh nhân mắc bệnh do virut zika.

Ông Khánh cũng mong người dân bình tĩnh, không quá hoang mang, lo lắng vì bệnh do virut zika không gây ra hậu quả chết người.

Cũng trong sáng 5-4, bà Dương Thị Nhã, phó chủ tịch UBND P.Phước Hòa, cho biết sáng cùng ngày đã tổ chức phun hóa chất diệt muỗi, đổ nước có lăng quăng tại một số tổ dân phố.

LÊ THANH HÀ - DUY THANH