Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2016

3 điều cần biết về ung thư đại trực tràng

Dù là một loại ung thư thường gặp nhưng ung thư đại trực tràng có thể phòng ngừa được bằng việc điều chỉnh lối sống, cách ăn uống.

1. Ung thư đại trực tràng là gì?

- Đại trực tràng hay còn gọi là ruột già, là đoạn cuối cùng của ống tiêu hóa của chúng ta với điểm tận cùng là hậu môn.

- Ung thư đại trực tràng là khối u ác tính xuất phát từ lớp áo phủ bên trong ruột già chúng ta.

- Khoảng 2/3 trường hợp ung thư đại trực tràng xuất phát từ các polyp đại tràng (polyp là các khối u lành tính có kích thước dao động từ 3-4mm cho đến 3-4cm và theo thời gian các polyp này có thể phát triển thành ung thư).

2. Ai dễ mắc bệnh 
ung thư đại trực tràng?

- Yếu tố di truyền: những người có bà con ruột thịt trong gia đình bị bệnh ung thư đại tràng sẽ dễ mắc ung thư đại tràng hơn người khác

- Tuổi trên 50. Đa số các trường hợp mắc bệnh là sau 50 tuổi, tuy nhiên qua thực tế làm việc chúng tôi ghi nhận hiện nay tại Việt Nam, bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ tuổi hơn.

- Người béo phì

- Giới tính: nam

- Do chế độ sinh hoạt: ít vận động, ít tập thể dục, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia.

- Do chế độ ăn uống: ăn nhiều thịt có màu đỏ (thịt bò, thịt dê, thịt heo); ăn nhiều món nướng, chiên xào, nhất là món nướng bị khét. Ăn nhiều chất béo; ăn thiếu chất xơ, thiếu rau xanh. Thiếu calcium, thiếu selenium, thiếu vitamin C.

3. Phòng ngừa 
bằng lối sống

- Thay đổi lối sống: bỏ hút thuốc lá, rượu bia; siêng tập thể dục hằng ngày (15-30 phút/ngày).

- Thay đổi chế độ ăn: hạn chế ăn thịt có màu đỏ như bò, dê, heo (mỗi ngày không ăn quá 100 gam và 1 tuần không ăn quá 0,5kg thịt đỏ); hạn chế ăn thức ăn béo nhiều dầu mỡ. Hạn chế ăn các món nướng, món chiên, nhất là phần bị khét. Nên ăn các món canh, hầm luộc, hấp.

Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây, nhất là cà chua, bầu, cam, quýt, dưa hấu, dâu tây, cà rốt, quả khế... để bổ sung vitamin C và các chất chống oxy hóa ngừa ung thư. Chú ý ăn thêm các loại nấm, cá, nhất là cá biển để bổ sung các yếu tố vi lượng như selen và vitamin E.

Quan trọng nhất là phát hiện sớm và cắt bỏ các polyp trong ruột già vì giúp giảm đến hơn 2/3 số trường hợp ung thư đại trực tràng. Do đó nên đi nội soi ruột già kiểm tra trong các trường hợp sau:

- Người bị thiếu máu mãn tính.

- Người thường bị đau bụng vùng rốn, đau bụng dưới tái đi tái lại.

- Người bị thay đổi thói quen đi cầu hằng ngày (dễ bị táo bón, dễ bị tiêu chảy).

- Người từ 50 tuổi trở lên dù không triệu chứng.

- Người từ 40 tuổi dù không triệu chứng nhưng có người thân trong gia đình bị ung thư đại tràng hoặc polyp đại tràng.

BS CKII TRẦN NGỌC LƯU PHƯƠNG

Hiểu về màu thực phẩm

Đồ họa: Vĩ Cường
Đồ họa: Vĩ Cường

Thực tế, chúng ta nên ăn những loại thực phẩm có màu tự nhiên thay vì dùng màu công nghiệp để tẩm vào. Một lý do quan trọng là những loại màu tự nhiên này không độc hại mà còn cung cấp cho cơ thể chúng ta nhiều vitamin, khoáng tố và nhiều chất chống oxy hóa rất cao, vừa nuôi dưỡng cơ thể vừa chống lại bệnh tật.

Theo lý luận của y học cổ truyền, nếu cơ thể chúng ta có ngũ hành (Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy) thì thực phẩm cũng tương ứng bằng ngũ vị (chua, đắng, ngọt, cay, mặn) và ngũ sắc (xanh, đỏ, vàng, trắng, đen). Vì vậy các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích chúng ta mỗi ngày nên có tối thiểu 3 loại màu trong thực đơn của mình, đủ 5 thì rất tốt.

Mỗi bữa ăn nên bao gồm các loại trái cây nhiều màu sắc và các loại rau vì nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng, còn thịt cá và ngũ cốc thường có màu nâu, màu be hoặc màu trắng. Thêm ít ớt đỏ và xanh, cà rốt, đậu xanh để màu sắc phong phú hơn

Chuyên gia dinh dưỡng VERSTEGEN

1. Thực phẩm màu đỏ, theo y học cổ truyền, màu đỏ quy vào tạng tâm, màu đỏ là do chứa nhiều hợp chất phytochemical như caroten, lycopene và anthocyanin, giúp tăng cường tim và tuần hoàn khỏe mạnh, cải thiện trí nhớ, hỗ trợ sức khỏe đường tiết niệu và giảm nguy cơ một số 
loại ung thư.

Một số trái, rau củ có màu đỏ như:

- Ớt chuông đỏ giúp cải thiện tiêu hóa, giảm cholesterol và giảm nguy cơ ung thư ruột kết.

- Cà chua nhiều lycopene làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch và đái tháo đường.

- Củ cải đường, ít calo nhưng nhiều chất xơ, folate và vitamin A, C và K. Củ cải đường làm mạnh hệ tiêu hóa, giảm viêm và chống lại bệnh tim.

Ngoài ra còn có dâu tây, dưa hấu, bưởi hồng, quả lựu, đậu đỏ, táo đỏ, nho đỏ, lê đỏ, củ hành đỏ...

2. Thực phẩm màu cam gồm chất chống oxy hóa như vitamin C, carotenoid và bioflavonoid. Ăn thực phẩm màu cam có liên quan đến da và sức khỏe của mắt, tăng khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ ung thư và giúp một trái tim khỏe mạnh.

- Cà rốt giàu vitamin A, kết hợp với beta carotene giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư da.

- Cam nhiều vitamin A và C, tăng khả năng miễn dịch, sức khỏe tim mạch. Mg trong cam có thể giúp tăng cường nồng độ Ca trong xương và cải thiện tiêu hóa.

- Khoai lang có nhiều chất xơ, vitamin A, C, sắt và chất chống oxy hóa. Ăn khoai lang giúp làn da khỏe mạnh, tăng khả năng miễn dịch và giảm nguy cơ ung thư.

- Đào nhiều vitamin A, C, E, K và chất xơ, giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào, tiêu hóa tốt, giảm viêm và giảm nguy cơ ung thư. Ngoài ra màu cam còn có mơ, dưa lưới, quả lý gai, quả kiwi vàng, xoài, quả xuân đào, đu đủ, hồng, quýt, bí đỏ.

3. Thực phẩm màu vàng, quy kinh tỳ, tăng cường tiêu hóa tốt và tối ưu cho não bộ. Nhiều alpha và beta carotene, thực phẩm màu vàng có liên quan đến khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, bảo vệ da và giúp mắt khỏe.

- Dứa nhiều men bromelain giúp điều chỉnh và trung hòa các chất dịch cơ thể và giúp tiêu hóa. Nhiều vitamin C cũng giúp phòng bệnh tim, ung thư, đục thủy tinh thể và đột quỵ.

- Ớt vàng nhiều vitamin C và A, tăng cường hệ thống miễn dịch và làn da khỏe mạnh và bảo vệ quả tim.

- Khế nhiều vitamin C và Ca. Quả này giúp hệ miễn dịch, sức khỏe của xương chống sự co thắt cơ bắp. Ngoài ra còn có bắp vàng, táo vàng, quả kiwi vàng, chanh dây, lê vàng, dưa hấu vàng, củ cải vàng, cà chua màu vàng và bí vàng.

4. Thực phẩm màu xanh lá cây, quy kinh can, gồm trái cây và rau xanh cũng có chứa một hàm lượng cao của phytochemicals mạnh như lutein và indole. Lợi ích của chúng là giảm nguy cơ một số bệnh ung thư, tăng thị lực, trẻ hóa hệ xương và răng.

- Bông cải xanh, nhiều Ca và Fe, giúp bảo vệ răng, xương, cơ bắp và giảm nguy cơ ung thư.

- Rau bina, chứa chất chống oxy hóa và vitamin K, giúp xương mạnh.

- Kiwi xanh, nhiều folate, vitamin E và glutathione, tất cả giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch và tăng cường sức khỏe tối ưu. Các thực phẩm màu xanh lá cây khác bao gồm bơ, táo xanh, nho xanh, chanh, lê, atisô, măng tây, bông cải xanh, đậu xanh, bắp cải xanh...

5. Thực phẩm màu tím hoặc đen, quy kinh thận, loại này chứa nhiều anthocyanins, là chất chống oxy hóa và chống lão hóa trong cơ thể. Màu xanh đậm và tím giúp thúc đẩy sức khỏe của xương và được chứng minh là giảm nguy cơ một số bệnh ung thư, cải thiện trí nhớ và tăng cường sức khỏe đường tiết niệu. Lợi ích chính của các loại thực phẩm màu xanh và màu tím là tăng lưu thông máu của hệ tuần hoàn.

- Mận màu đỏ sậm hoặc mận tím Úc, nhiều vitamin B, giúp chuyển hóa carbohydrate, protein, chất béo và bổ xương.

- Cà tím nhiều chất xơ, giàu vitamin C, Ca, P giúp xương và răng chắc khỏe. Một số tím khác như nho đen, mận khô, nho tím, măng tây tím, bắp cải tím, cà rốt màu tím, khoai lang tím, rau diếp quăn màu tím và đậu đen.

6. Thực phẩm màu trắng, quy kinh phế, màu tự nhiên như bánh mì trắng và gạo trắng, cũng đều có giá trị dinh dưỡng cao. Các loại trái cây và rau nấm màu trắng đã được chứng minh giảm cholesterol, giảm huyết áp và giảm nguy cơ bệnh tim. Ăn thực phẩm màu trắng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, hệ thống bạch huyết và giúp phục hồi sự suy thoái của tế bào.

- Tỏi, cùng họ với hẹ và hành tây, vị nồng, thực phẩm mạnh này có liên quan đến sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ ung thư và cũng là kháng sinh mạnh.

- Hành tây trong cấu trúc có chất lưu huỳnh cũng kháng khuẩn mạnh như tỏi, hành tây còn giúp giảm lượng đường trong máu, cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm huyết áp và cholesterol. Hành tây cũng rất giàu các quercetin, bảo vệ và ngăn chặn sự hình thành khối u trong tế bào.

- Bông cải trắng, chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ như Mn và vitamin C. Một ly súplơ có 52mg vitamin C, so với 64mg trong một quả cam. Thực phẩm lành mạnh này cũng làm tăng khả năng miễn dịch.

- Bắp cải trắng, vitamin U có trong bắp cải trắng còn có tác dụng chống viêm loét dạ dày. Một vài loại thực phẩm màu trắng khác như gừng, củ cải, củ đậu, bắp trắng, hẹ tây, khoai tây trắng, nấm bào ngư, nấm đùi gà, nấm hương, măng le, su hào...

DS LÊ KIM PHỤNG

WHO phê chuẩn văcxin sốt xuất huyết đầu tiên 

Một nhân viên y tá đang cầm hai lọ vắc xin Dengvaxia, vắc xin phòng sốt xuất huyết đầu tiên trên thế giới, tại Manila ngày 4-4-2016 - Ảnh: Getty Images
Một nhân viên y tế cầm hai lọ văcxin Dengvaxia, văcxin phòng sốt xuất huyết đầu tiên trên thế giới, tại Manila ngày 4-4-2016 - Ảnh: Getty Images

Theo Time, không giống với sốt rét, hiện chưa có thuốc điều trị sốt xuất huyết, chứng bệnh có thể gây buồn nôn, đau nhức xương, đau đầu, phát ban, xuất huyết và thậm chí tử vong.

Virút gây bệnh sốt xuất huyết có thể tồn tại tới 10 ngày. Mỗi năm có khoảng 390 triệu người bị sốt xuất huyết tại 120 quốc gia, đặc biệt ở Đông Nam Á, châu Mỹ Latin và châu Phi.

Loại văcxin sốt xuất huyết mới được WHO phê chuẩn có tên là Dengvaxia. Đây là thành tựu sau hai thập kỷ nghiên cứu của công ty dược Sanofi Pasteur có trụ sở tại Pháp.

Theo Sanofi Pasteur, Dengvaxia có hiệu quả tới 70% ở những người đã phơi nhiễm trước đó với virút gây sốt xuất huyết và hiệu quả ngăn chặn bệnh diễn biến trầm trọng đạt từ 90-95%.

Trên thực tế, tới nay 4 quốc gia gồm Mexico, Brazil, El Salvador và Philippines đã được cấp phép sản xuất văcxin Dengvaxia.

Tuy nhiên, việc phê chuẩn của WHO với loại văcxin này ngày 15-4 sẽ thúc đẩy các quốc gia đang phát triển khác quan tâm hơn tới văcxin Dengvaxia. Đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu và quá trình đô thị hóa đang khiến ngày càng nhiều người bị nhiễm căn bệnh do muỗi truyền này.

Văcxin Dengvaxia được tiêm với ba mũi chia cách nhau trong thời gian một năm. Đây là loại văcxin được bào chế cho những người từ 9 tuổi trở lên, từng phơi nhiễm virút gây sốt xuất huyết trước đó.

Loại văcxin này cũng phù hợp nhất với những người ở các khu vực đặc thù và không dùng cho những người di chuyển từ nơi này đến nơi khác trong thời gian ngắn.

D. KIM THOA

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016

Hồ bơi chứa đầy mồ hôi, tóc, da, mỹ phẩm…

Nên tìm hiểu chọn hồ bơi đạt tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo vệ sinh để hạn chế các nguy hại từ nước hồ bơi - Ảnh: Diệu Nguyễn
Nên tìm hiểu chọn hồ bơi đạt tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo vệ sinh để hạn chế các nguy hại từ nước hồ bơi - Ảnh: Diệu Nguyễn

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Diệu My, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, ngoài các chất hữu cơ có sẵn trong nước và chất khử trùng, nước hồ bơi còn chứa mồ hôi, tóc, da, nước tiểu và các sản phẩm tiêu dùng như mỹ phẩm và kem chống nắng từ những người xuống bơi sinh ra những vi sinh vật tồn tại trong nước.

Những vi sinh vật, chất thải này có thể xâm nhập cơ thể qua đường họng, tiết niệu, mắt…

- Nhiều người đi bơi về có thể bị những bệnh về mắt, gây chảy nước mắt, mắt đổ ghèn, mắt bị đỏ, kết mạc mắt sung huyết...

- Những bệnh về phụ khoa như huyết trắng, ngứa… là trường hợp không hiếm do các động tác bơi làm cho nước hồ bơi có thể vào sâu cơ quan nhạy cảm này.

- Da là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất với nước khi bơi. Nên nước hồ bơi quá bẩn hoặc da quá nhạy cảm với các hóa chất trong hồ bơi có thể gây viêm da, mẩn ngứa, ghẻ nước...

Trong trường hợp tắm ở hồ bơi ngoài trời trong thời gian dài hay trong lúc trời nắng gắt càng dễ bị cháy nắng bởi nước trong hồ bơi làm bắt nắng hơn, làm da xạm đen và bám chặt trên bề mặt da rất lâu.

- Tóc khô, gãy, cứng, đổi màu là một vài ảnh hưởng từ nước hồ bơi.

- Nước vào tai là chuyện khó tránh khỏi khi đi bơi, một vài trường hợp có thể bị viêm tai nếu không được xử lý đúng cách.

- Trường hợp trẻ em chưa biết bơi hay bị uống nước hồ bơi dễ bị ảnh hưởng đến đường ruột. Trường hợp bị sặc nước hồ bơi thì cần chú ý làm sạch mũi họng bằng nước muối sinh lý ngay.

Với thời tiết nóng nực và oi nồng như những ngày này, bơi lội vẫn là giải pháp nhiều người chọn, nhưng cần trang bị cho mình cẩn thận hơn để vừa khỏe vừa đẹp vừa giải trí an toàn.

Bác sĩ Diệu My khuyên nên dùng kem chống nắng khi xuống nước. Bôi kem chống nắng lại lần nữa khi nghỉ giữa 2 lần bơi, điều này giúp làn da hạn chế nhạy cảm ánh sáng và lão hóa da.

Bên cạnh đó, cần lưu ý khi đang bị các bệnh về da nhiễm trùng không nên xuống bơi, tránh các bệnh truyền nhiễm cho mình và người khác.

Tắm sạch sẽ trước và sau khi bơi, vệ sinh sạch vành tai ngoài, dái tai, dùng tăm bông thấm hết nước trong tai, rồi dùng nước muối sinh lý làm sạch tai lần cuối.

Để hạn chế các vấn đề về mắt khi bơi, nên dùng kính bơi bảo vệ mắt, khi lên bờ dùng nước muối sinh lý làm sạch mắt ngay.

Để tránh các tác hại làm khô tóc, người bơi nên dùng mũ tắm che tóc thật kỹ, gội dầu bằng dầu gội phục hồi tóc sau khi ở hồ bơi vừa lên.

Nếu trường hợp nước vào tai, người bơi nên lên bờ nghiêng tai cho nước chảy ra ngoài hết rồi lấy bông tăm thấm hút sạch ngay. Nếu trường hợp bị viêm tai nên đến bác sĩ để được điều trị.

​Khánh My phải sử dụng vật lý trị liệu phục hồi chức năng tại ACC  

Vậy là VIP Dance (Bước Nhảy Hoàn Vũ) đã đi tới chặng cuối cùng, chỉ còn một đêm chung kết vào ngày 16-4 nữa là kết thúc. Nhớ lại gần 3 tháng vừa qua, chắc hẳn bên cạnh những phút giây vinh quang, các thí sinh sẽ không thể nào quên được những buổi đổ mồ hôi và cả… máu trên sàn tập. Người nhẹ thì xước xát, bầm tím mình mẩy, người nặng thì giãn dây chằng, chấn thương gân cơ…

Bởi vậy, năm nay, Ban tổ chức chương trình đã liên hệ Phòng khám Trị liệu Thần Kinh Cột Sống Hoa Kỳ (ACC) là đơn vị hỗ trợ y tế thường trực, có mặt kịp thời giúp đỡ các thí sinh vượt qua chấn thương. “Gương mặt” được Ban tổ chức tin tưởng lựa chọn để “gửi vàng” này đã có 10 năm kinh nghiệm trong việc chữa trị các bệnh lý liên quan đến thần kinh cột sống cũng như chữa trị tốt trong chấn thương thể thao và chăm sóc sức khỏe.

Hơn nữa, ACC còn không ngại đầu tư dàn thiết bị máy móc tối tân hiện đại nhất, nhằm đảm bảo quá trình chữa trị diễn ra nhanh chóng, hiệu quả. Không ít khách hàng thuộc đủ mọi lứa tuổi, quốc tịch đã trải nghiệm dịch vụ của ACC và cảm thấy hài lòng trước những kết quả trông thấy.

ACC là trung tâm thăm khám và điều trị các bệnh lý liên quan đến thần kinh cột sống rất chuyên nghiệp và hiệu quả

Nhờ bề dày kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm cao, đội ngũ các bác sĩ nước ngoài của ACC được giao nhiệm vụ túc trực trong suốt thời gian Bước Nhảy Hoàn Vũ – VIP Dance tổ chức, nhằm đảm bảo hỗ trợ, tư vấn kịp thời và giúp các thí sinh có thể vượt qua mọi chấn thương, áp lực từ cuộc thi nhanh chóng mà Khánh My chính là trường hợp điển hình.

Vẻ yếu đuối, mỏng manh của Khánh My
Thậm chí cô còn từng bị ngất xỉu ngay sau khi hoàn thành bài biểu diễn

Khi “nàng thiên nga” mỏng manh Khánh My đăng ký dự thi, ai nấy đều cho rằng cô sẽ sớm bỏ cuộc trước những bài tập thể lực nặng nề như thế, những vết bầm tím không kịp lành lại tiếp tục chồng thêm vết mới trên thân hình con gái gầy guộc, yếu đuối. Thế nhưng khán giả xem Khánh My biểu diễn trên sóng truyền hình sẽ không bao giờ được biết đến bao nhiêu mồ hôi, công sức, thậm chí là cả máu của cô đã đổ xuống sàn tập để có được phần trình diễn hoàn mỹ đến thế, chạm đến tâm can khán giả đến thế.

Khánh My quyến rũ trong bài biểu diễn cùng vũ công Séc trong đêm Vietnam Cup Showdance 2016

Đỉnh điểm chính là sự việc cô bị hạ canxi máu và ngất xỉu sau đêm liveshow thứ 3, buộc phải đi cấp cứu tại bệnh viện Thống Nhất ngay lập tức. Thời gian sau đó, Khánh My rút kinh nghiệm không tập luyện quá sức nữa mà phân bổ thời gian hợp lý để tránh tình trạng bị kiệt sức tái diễn. Tuy nhiên, chấn thương lưng để lại sau những ngày tập luyện căng thẳng vẫn còn đeo bám cô, gây ra một số trở ngại trong đời sống thường nhật.

Các chuyên gia ACC đang giúp bệnh nhân bị chấn thương liên quan đến gân cơ khớp tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng

Qua thăm khám, bác sĩ của ACC chẩn đoán Khánh My bị chấn thương vùng cơ liên sườn do tập luyện quá sức. Kết quả này khiến nữ diễn viên không khỏi lo lắng rằng liệu chấn thương này có thể chữa trị khỏi hay không, sẽ để lại di chứng như thế nào? Vì thế, cô quyết tâm theo đuổi đến cùng phác đồ nắn chỉnh trị liệu thần kinh cột sống kết hợp vật lý trị liệu phục hồi chức năng do ACC đề nghị. Các bác sĩ đã chỉ định dùng miếng dán rock tape nhằm giảm thiểu các hiện tượng đau cơ và thúc đẩy quá trình hồi phục. Bên cạnh đó, chiếu laser thế hệ IV để nhanh chóng điều trị vùng cơ viêm nhức khi cơ bắp vận động quá mức dẫn đến tổn thương. Ngoài ra siêu âm và chạy điện cũng góp phần thư giãn vùng cơ căng tức này.

Càng đi đến gần cuối liệu trình, Khánh My càng cảm thấy chấn lương ở lưng được giảm đáng kể, sự đau đớn, khó khăn khi di chuyển cũng mất dần. Cô kịp thời nhanh chóng lấy lại phong độ tốt nhất để lao vào những ngày tập luyện cường độ cao cuối cùng, chuẩn bị cho màn biểu diễn có một không hai trên sân khấu VIP Dance 2016, hứa hẹn sẽ để lại ấn tượng khó phai cho khán giả ngay cả sau khi cuộc thi kết thúc.

Dùng kháng sinh cho chăn nuôi hại gì?

Những khu vực có sản lượng gia súc, gia cầm nhiều nhất cũng chính là những khu vực sử dụng nhiều kháng sinh nhất trong chăn nuôi. Khu vực màu vàng có mức độ sử dụng thấp, cam và đỏ nhạt có mức độ cao hơn và đỏ đậm là mức độ cao nhất.

Những khu vực có sản lượng gia súc, gia cầm nhiều nhất cũng chính là những khu vực sử dụng nhiều kháng sinh nhất trong chăn nuôi. Khu vực màu vàng có mức độ sử dụng thấp, cam và đỏ nhạt có mức độ cao hơn và đỏ đậm là mức độ cao nhất. VN nằm ở khu vực màu cam đậm - Ảnh: National Public Radio.

Chất kháng sinh có trong gia súc, gia cầm được đánh giá là "nguy hiểm hơn cả chất tạo nạc" - ông Nguyễn Văn Việt, chánh thanh tra Bộ NN&PTNT, cho biết tại diễn đàn “Quản lý chất cấm và chống lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi” do Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức ngày 12-4 ở Bình Dương. 

Tuy vậy, người tiêu dùng hầu hết vẫn chưa được biết mức độ nguy hại của việc sử dụng thuốc kháng sinh cho vật nuôi. 

Dùng kháng sinh kích thích tăng trọng?

PGS.TS Lê Văn Thọ, ĐH Nông lâm TP.HCM, cho biết kháng sinh dùng trong chăn nuôi gồm ba mục đích: kích thích tăng trọng, phòng bệnh và chữa bệnh.

Trong đó liều thấp nhất với mục đích kích thích tăng trọng, liều trung bình để phòng bệnh và liều cao để điều trị.

“Thế nhưng với hàm lượng kháng sinh thấp để kích thích tăng trọng thì không đủ nồng độ ức chế sự phát triển của vi khuẩn, vì thế các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi thường bổ sung kháng sinh liều cao với mong muốn vật nuôi không bị bệnh, không bị tiêu chảy để người chăn nuôi ưa chuộng và tin dùng”, PGS.TS Lê Văn Thọ nói.

Heo được cho dùng kháng sinh để tăng trọng, chữa trị - Ảnh tư liệu.

Heo được cho dùng kháng sinh để tăng trọng, phòng bệnh và chữa bệnh - Ảnh tư liệu

Bên cạnh đó khi thời tiết thay đổi, để phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, người chăn nuôi thường mua kháng sinh pha vào nước uống hoặc trộn thức ăn, vô tình làm cho kháng sinh chồng kháng sinh (kháng sinh có sẵn trong thức ăn và kháng sinh cấp thêm qua nước uống hoặc qua thức ăn).

Một vấn đề nữa là khi vật nuôi bị bệnh, phần lớn người chăn nuôi  mua thuốc về tự điều trị. Nếu vật nuôi bị bệnh nặng điều trị không khỏi thì kêu thương lái đến bán.

“Buổi sáng vừa tiêm kháng sinh xong thì buổi chiều bán gia súc để làm thịt, trong thời gian ngắn như vậy kháng sinh chưa thể đào thải hết khỏi cơ thể vật nuôi. Thịt của vật nuôi đó không thể là thịt sạch được bởi nó vừa là con vật bệnh, vừa tồn dư kháng sinh” - PGS.TS Lê Văn Thọ cho biết.

Một báo cáo khảo sát trên 94 trại chăn nuôi heo thịt gần đây cho thấy kháng sinh được sử dụng cao hơn mức quy định 2 - 4 lần.

“Đó là thực trạng của nền chăn nuôi nước ta hiện nay”, PGS.TS Lê Văn Thọ chia sẻ thêm.

Ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe con người?

Theo bác sĩ (BS) Lê Quang Hào - Viện Dinh dưỡng quốc gia, tác hại đầu tiên của thực phẩm có chứa nhiều kháng sinh là gây dị ứng và nhiều phản ứng không có lợi cho cơ thể.

Về lâu dài, việc vô tình hay cố ý sử dụng nhiều kháng sinh có thể ảnh hưởng đến chức năng của gan, thận. Mặt khác, kháng sinh vào cơ thể con người sẽ gây kháng thuốc.

Ảnh hưởng lớn nhất của việc lạm dụng kháng sinh chính là sự suy giảm sức đề kháng của cơ thể, cơ thể trở nên “lờn” các loại vi khuẩn gây bệnh, “lờn” thuốc. Khi đó thì dù có uống bao nhiêu thuốc cũng không khỏi bệnh và sẽ dẫn đến tình trạng thiếu thuốc.

“Lâu nay người ta cứ tưởng kháng sinh sử dụng để chữa bệnh cho người là chính. Tuy nhiên các nhà khoa học vừa công bố 70% lượng kháng sinh được sản xuất trên toàn cầu là sử dụng cho vật nuôi, thậm chí còn dùng cho cả cây trồng. Vì vậy, có thể nói là hằng ngày con người đang âm thầm tiêu thụ một lượng kháng sinh khổng lồ” - BS Lê Quang Hào lo ngại.  

Kiểm soát ra sao?

Về giải pháp, PGS.TS Lê Văn Thọ cho rằng cần buộc các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi phải tuân thủ quy định không trộn chất cấm vào thức ăn ở bất cứ giai đoạn nào của vật nuôi.

“Theo tôi, với những kháng sinh dù được phép sử dụng nhưng cũng không nên trộn trong thức ăn nuôi heo thịt một tháng trước khi xuất chuồng. Điều này nhà máy phải ghi rõ trên bao cám để người chăn nuôi biết. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý” - ông Thọ nói.

Mặt khác, đối với các trang trại chăn nuôi lớn nên có bác sĩ thú y và các kỹ sư chăn nuôi phụ trách.

Việc tự pha trộn thức ăn dùng trong trang trại cũng phải tuân thủ như đối với nhà máy sản xuất thức ăn.

Việc dùng thuốc phòng - trị bệnh phải đảm bảo thời gian ngừng thuốc ghi trên bao bì, không chỉ đối với kháng sinh mà còn đối với các thuốc khác như an thần, xổ giun, hormone, văcxin...

Nên khuyến khích tất cả trang trại thực hiện chăn nuôi đạt chuẩn VietGAP.

Tuy nhiên, khó khăn nhất vẫn là vấn đề kiểm soát đối với các hộ chăn nuôi cá thể, người tham gia công tác giết mổ và thương lái mua bán gia súc vì họ tự mua thuốc kháng sinh về điều trị khi vật nuôi bị bệnh, tự ý mua thuốc an thần về tiêm cho gia súc trước khi giết mổ…

Theo các chuyên gia, song song với việc tuyên truyền, các cơ quan chức năng phải kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện thực phẩm bẩn.

“Hiện nay ở Canada người ta thường xuyên có những bài test thử nghiệm phát hiện sự hiện diện của kháng sinh trong thịt tại lò mổ. Có lẽ đã đến lúc Việt Nam cũng nên làm như thế” - PGS.TS Lê Văn Thọ đề nghị.

Ảnh trên: Biểu đồ mức sử dụng kháng sinh trên gà. Ảnh dưới: Biểu đồ mức sử dụng kháng sinh trên heo. Màu đỏ là mức độ cao - Ảnh: National Public Radio.

Ảnh trên: biểu đồ mức sử dụng kháng sinh trên gà. Ảnh dưới: biểu đồ mức sử dụng kháng sinh trên heo. Màu đỏ là mức độ cao - Ảnh: National Public Radio

Mời bạn đọc nghe phát biểu của BS Lê Quang Hào: 

Đang tải audio...

""
VÕ HƯƠNG - AN NHIÊN - MAI NGUYỄN

Gạo nghi chuyển màu vẫn trắng sau 2 ngày thực nghiệm

Bát cơm nấu thực nghiệm bỏ trong tủ lạnh hai ngày cũng trắng mà không có hiện tượng chuyển sang màu hồng, đỏ - Ảnh: Đông Hà
Bát cơm nấu thực nghiệm bỏ trong tủ lạnh hai ngày cũng trắng mà không có hiện tượng chuyển sang màu hồng, đỏ - Ảnh: Đông Hà

Kết quả là cả bát cơm để trong tủ lạnh và nồi cơm để trong phòng không hề có chuyển sang “hồng đỏ”.

Trước đó, vào sáng 12-4, bà Trần Thị H. (ngụ tại đường Đồ Chiểu, phường 3, TP Vũng Tàu) phát hiện gạo nhà mình nấu thành cơm trước đó hai ngày bỗng nhiên biến thành màu hồng và đã đến báo trình báo với cơ quan công an.

Để làm rõ có hay không việc gạo của cửa hàng nơi bà H. mua khi nấu thành cơm chuyển sang màu hồng đỏ, các bên có trách nhiệm đã cùng nhau lấy gạo, nấu chín và niêm phong chờ hai ngày để kiểm tra.

Nồi cơm nhà được bỏ trong phòng niêm phong sau hai ngày vẫn trắng - Ảnh: Đông Hà
Nồi cơm nhà được bỏ trong phòng niêm phong sau hai ngày vẫn trắng - Ảnh: Đông Hà
ĐÔNG HÀ

Báo cáo Bộ Y tế vụ trẻ tử vong sau khi tiêm văcxin

Gia đình chị Mây đau buồn sau cái chết của con gái - Ảnh: Doãn Hòa
Gia đình chị Mây đau buồn sau cái chết của con gái - Ảnh: Doãn Hòa

Chiều 15-4, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Nguyên Truyền - phó phòng nghiệp vụ y, Sở Y tế Nghệ An - cho biết sở đã có kết luận giải quyết đơn khiếu nại của gia đình anh Nguyễn Công Hậu (32 tuổi, ngụ xã Tây Thành, huyện Yên Thành) về việc con gái hơn 2 tháng tuổi tử vong sau khi tiêm văcxin tại trạm y tế xã Tây Thành.

Theo ông Truyền, sau khi nhận được đơn khiếu nại của gia đình anh Hậu, sở đã thành lập đoàn thanh tra xác minh vụ việc.

Theo đó, người trực tiếp tiêm văcxin cho bé Như là hai y tá Đặng Thị Thanh Thủy và Nguyễn Thị Hà đều có giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa tập huấn các quy định về tiêm chủng an toàn.

Quá trình diễn biến, theo dõi, tiêm văcxin cho bé Như tại trạm y tế xã Tây Thành và đánh giá nguyên nhân tử vong theo như kết luận của hội đồng tư vấn chuyên môn trước đó.

Về nguồn gốc văcxin, tiếp nhận, bảo quản, sử dụng văcxin, điểm tiêm chủng, cán bộ y tế tiêm..., kết luận “không có sai sót trong tiêm chủng”.

Hội đồng chuyên môn xác định nguyên nhân tử vong của bé Như là “do suy hô hấp không hồi phục, tăng áp phổi nguyên phát, sau tiêm văcxin Quinvaxem và uống văcxin bại liệt OPV 42 giờ”.

Tuy nhiên do diễn biến bé tử vong sau khoảng 42 giờ kể từ khi tiêm chủng, cháu không được gia đình đồng ý cho khám nghiệm tử thi nên không có cơ sở khoa học để xác định nguyên nhân tử vong.

Sở Y tế Nghệ An khuyến nghị do đây là trường hợp cá biêt và chưa tìm thấy bằng chứng do chất lượng văcxin và quy trình tiêm chủng nên vẫn tiếp tục triển khai hoạt động tiêm chủng cho trẻ các loại văcxin hiện có trong tiêm chủng mở rộng tại địa bàn tỉnh; đồng thời tăng cường công tác khám sàng lọc, chỉ định tiêm theo quyết định của Bộ Y tế và hoạt động giám sát phản ứng tiêm chủng trên địa bàn toàn tỉnh.

Như Tuổi Trẻ thông tin, sáng 10-3, anh Nguyễn Công Hậu và chị Phạm Thị Mây đưa bé Nguyễn Thị Yến Như, hơn 2 tháng tuổi (nặng hơn 7kg) đến trạm y tế xã Tây Thành để tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Sau khi được khám sàng lọc và tư vấn, khoảng 8g sáng bé Như được tiêm văcxin Quinvaxem mũi 1 và uống văcxin bại liệt lần 1.

Đến khoảng 15g chiều cùng ngày, bé Như thở nấc, môi tím, được gia đình đưa đến trạm y tế xã Tây Thành để cấp cứu, cho thở oxy rồi chuyển đến Bệnh viện Sản nhi Nghệ An để cứu chữa. Tuy nhiên đến khoảng 2g sáng 12-3, bé Như tử vong.

Không đồng tình với kết luận của hội đồng chuyên môn Sở Y tế Nghệ An, gia đình anh Hậu đã viết đơn khiếu nại gửi UBND tỉnh Nghệ An.

DOÃN HÒA

Sở Y tế Đắk Lắk vận động góp tiền cho nữ sinh bị cưa chân

Công văn gửi đến tất cả các bệnh viện, trung tâm y tế, đơn vị y tế trực thuộc sở Y tế.

Theo ông Long, việc vận động quyên góp tiền mang tính tự nguyện, tùy tấm lòng từng cán bộ, nhân viên y tế của ngành để giúp đỡ phần nào mất mát của em Hà Vi và gia đình.

“Đây hoàn toàn là số tiền tự nguyện của các y, bác sĩ, không phải là tiền bồi thường vì đến nay sở chưa tiến hành giải quyết việc bồi thường theo yêu cầu của gia đình em Vi” - ông Long nói thêm.

Về công tác thanh tra việc tiếp nhận, điều trị cho Hà Vi tại Bệnh viện đa khoa huyện Cư Kuin, ông Long cho biết đã mời rất nhiều cơ quan chuyên môn cùng làm việc để đảm bảo tính chính xác, khách quan. 

Cụ thể, trong hội đồng y khoa này gồm có Sở y tế Đắk Lắk, các bác sĩ ở Bệnh viện Y dược ĐH Tây Nguyên Thiện Hạnh (Đắk Lắk), Bệnh viện Chợ Rẫy, Chấn thương chỉnh hình  (TP.HCM).

“Ngày 20-4, hội đồng sẽ tiến hành họp, phản biện để đưa ra kết quả cuối cùng. Khi xác định được nguyên nhân cụ thể dẫn đến tai biến của Hà Vi, Sở Y tế Đắk Lắk sẽ tổ chức họp báo để thông tin rộng rãi” - ông Long thông tin.

Cùng ngày, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM đã làm thủ tục xuất viện cho Hà Vi sau khi đã tiến hành lắp chân giả thành công cho em. Hiện gia đình chưa mua được vé máy bay nên đang lưu lại bệnh viện vài hôm rồi mới về nhà.

Trước đó, như Tuổi Trẻ đưa tin, ngày 6-3 trên đường đi học về, em Lê Thị Hà Vi (học sinh lớp 10 ở huyện Cư Kuin, Đắk Lắk) bị tai nạn giao thông. Sau đó, Vi được gia đình đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin.

Tại đây sau khi được các bác sĩ bó bột, Vi kêu đau và được gia đình xin cho chuyển viện nhiều lần nhưng bệnh viện không đồng ý.

Đến ngày 11-3, Vi được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk rồi Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM và phải cưa chân do bị hoại tử. Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin đã thừa nhận sự tắc trách, yếu kém chuyên môn dẫn đến sự việc đau lòng này.

TRUNG TÂN

Mỹ công bố Zika lây lan qua tình dục đồng giới

Zika gây ra dị tật bẩm sinh ở các bào thai đang phát triển Ảnh: AFP
Zika gây ra dị tật bẩm sinh ở các bào thai đang phát triển - Ảnh: AFP

AFP cho biết trường hợp trên liên quan đến một người đàn ông đã đi du lịch đến Venezuela và lây nhiễm virút sang cho bạn tình đồng giới của ông sau khi quay trở về Mỹ hồi tháng 1.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho biết cặp đôi này theo chế độ một vợ một chồng suốt 10 năm qua.

Cả hai người này đều bị sốt, nổi mẩn ngứa trên cơ thể, viêm kết mạc nhiễm trùng mắt nhưng không có biến chứng lâu dài.

Ít nhất 5 trường hợp khác về việc lây nhiễm Zika qua đường tình dục đã được báo cáo tại Mỹ, tuy nhiên đây là những trường hợp nam lây nhiễm cho nữ.

"Lây nhiễm qua đường âm đạo và hậu môn là phương thức mới biết trong lây nhiễm virút Zika, điều này có thể khiến có thêm nhiều bệnh nhân hơn" - CDC cho biết.

Đầu tuần này CDC chính thức xác nhận rằng virút Zika gây ra dị tật bẩm sinh và lần đầu tiên xác nhận rằng một loại virút lây truyền bởi muỗi có thể gây tổn hại cho bào thai đang phát triển.

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

​Cấp cứu du khách Ý xuất huyết nặng trên tàu du lịch

TTO - Trưa 15-4, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực IV (đóng tại Nha Trang, Khánh Hòa) đã đưa ông Paccosi (70 tuổi, người Ý) khách tàu du lịch Costa Fortuna (quốc tịch Ý) từ phao số 0 vịnh Nha Trang vào đất liền cấp cứu.

Lực lượng Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực IV đưa ông Paccosi lên cảng Nha Trang đi cấp cứu - Ảnh: Duy Thanh

Thông tin từ cơ quan chức năng cho biết, khoảng 1g30 sáng cùng ngày, khi tàu Costa Fortuna đang trên đường từ Vũng Tàu đến Nha Trang, ông Paccosi bị đau bụng dữ dội, đi ngoài và ra máu tươi rất nhiều.

Trưa cùng ngày, khi tàu vừa đến địa phận Nha Trang, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực IV đã điều ca nô ra đón ông Paccosi đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa.

Trước đó, tối 12-4, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm - cứu nạn hàng hải khu vực IV cũng đã cứu nạn một thuyền viên tàu Maple Grove (quốc tịch Panama) bị máy cán dập bàn tay phải.

Tái diễn cảnh bệnh nhân nằm ghép

Một phòng bệnh chưa đầy 20m2 nhưng có hơn 40 người kể cả bệnh nhân và người thân (ảnh chụp tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM chiều 14-4) - Ảnh: Duyên Phan
Một phòng bệnh chưa đầy 20m2 nhưng có hơn 40 người kể cả bệnh nhân và người thân (ảnh chụp tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM chiều 14-4) - Ảnh: Duyên Phan

Ông Phạm Văn Tài, quê ở Tuyên Quang, đang điều trị tại Bệnh viện K, trả lời Tuổi Trẻ như vậy.

Chỉ thị mới ban hành của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu các bệnh viện không để bệnh nhân nằm ghép quá 48 giờ.

Đây cũng là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện sau khi áp dụng viện phí mới (tăng từ ngày 1-3, tối thiểu 30-50% so với trước). Tuy nhiên tình trạng nằm ghép vẫn là căn bệnh trầm kha, khó có thể giải quyết.

2-3 bệnh nhân/giường là bình thường

Khảo sát tại các bệnh viện lớn ở Hà Nội như Bệnh viện Phụ sản T.Ư, Bệnh viện K, Viện Huyết học - truyền máu T.Ư, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong những ngày gần đây không khó bắt gặp hình ảnh 2-3 bệnh nhân nằm ghép trên một giường.

Không riêng gì ông Tài, quan sát tại các phòng bệnh của Bệnh viện K cho thấy có nhiều giường bệnh nằm ghép 2 bệnh nhân. Bệnh nhân nằm truyền dịch trong tư thế đảo đầu với nhau.

Chị Hoa, một bệnh nhân đang nằm truyền dịch, chia sẻ: do bệnh nhân quá đông, lại không đủ giường nên 2-3 bệnh nhân cùng nằm truyền dịch ban ngày là hết sức bình thường. Đêm đến 2 bệnh nhân nội trú nằm chung một giường.

Trong khi đó, chiều 14-4 ở khoa chấn thương chỉnh hình 2 Bệnh viện Việt Đức, không có bệnh nhân nằm ghép nhưng hai bên hành lang được kê kín các cáng và cáng nào cũng có bệnh nhân chấn thương.

Sáng cùng ngày, đích thân Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã dẫn đoàn kiểm tra đến 2 bệnh viện K và Phụ sản T.Ư. Bà Tiến cho hay lần kiểm tra mấy năm trước thì ghép 6 bệnh nhân/giường, nhưng kiểm tra lần này thì khoa xạ trị Bệnh viện K và ung thư phụ khoa Bệnh viện Phụ sản T.Ư vẫn phải ghép 2 bệnh nhân/giường.

Một sản phụ tại Bệnh viện Phụ sản T.Ư, 31 tuổi, quê ở Thanh Hóa, cho biết phòng chị có 5 giường, mỗi giường đều xếp 2 người.

Không chỉ bệnh viện T.Ư quá tải, mà tuyến tỉnh cũng đang rất khó khăn. Bệnh viện Phụ sản Thái Bình có 240 giường, kê cả giường ngoài kế hoạch cũng chỉ lên khoảng 300 giường, nhưng khảo sát của chúng tôi cuối tháng 3 vừa qua cho thấy ngày ít nhất bệnh viện có 350 người bệnh và sản phụ, ngày nhiều con số lên tới 450 người.

Tương tự, tình hình nằm ghép ở một số bệnh viện lớn tại TP.HCM không phải hiếm gặp. Bệnh viện Ung bướu TP.HCM là một trong những bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải, 3-4 bệnh nhân nằm một giường.

Trưa 14-4, tại phòng 305 có 8 giường bệnh nhưng có đến 30 bệnh nhi nằm điều trị. Tính cả người thân, trong căn phòng chưa đầy 15m2 có đến hơn 50 người. Anh L.M.Đ. (quê Cà Mau), đưa con bị ung thư xương đùi trái lên điều trị tại bệnh viện hơn một năm nay, kể buổi tối hai bé nằm trên giường, còn hai bé khác nằm dưới gầm giường.

Khi không thể nằm ghép do quá chật chội, có nơi bệnh nhân được người nhà cho ra nằm ngoài hành lang để mát mẻ hơn. Đó là hình ảnh tại các hành lang trong Bệnh viện Nhi Đồng 1. Chiều 14-4, hành lang phía trước khoa hô hấp, các bậc cha mẹ trải chiếu cho con nằm kín chỗ.

Không tìm được chỗ nằm cho con ở hành lang của khoa, chị N.T.Q.K. (26 tuổi, ở Bình Dương) bế con mới 4 tháng tuổi xuống nằm ở hành lang khoa nội tổng hợp 1. Vừa dỗ con khóc, chị K. vừa kể con trai chị mắc bệnh viêm phổi. Khi nhập viện con chị được xếp vào phòng 306 nhưng một giường nằm ghép tới 5 bé nên không có chỗ nằm.

Chị tìm hành lang của khoa nhưng cũng hết chỗ nên chuyển con xuống tận đây nằm. Nằm ngay cạnh đó, chị N.T.L. (43 tuổi, ở Q.11, TP.HCM) kể con gái chị nhập viện Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ ngày 27-2. Gần hai tháng nằm viện, con chị chỉ được hơn hai tuần nằm trên giường sau khi mổ, còn lại đều 
phải nằm hành lang suốt.

Vẫn loay hoay chống quá tải

Theo bà Nguyễn Thị Kim Tiến, cái khó nhất hiện nay là ở VN mới đạt 25,5 giường bệnh/10.000 dân, trong khi con số tối thiểu theo Tổ chức Y tế thế giới đã là 39 giường/10.000 dân. Với số giường quá thấp như vậy, rất khó để chống quá tải.

Chính vì vậy, chỉ thị của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến sau tăng viện phí không để bệnh nhân nằm ghép quá 48 giờ là khó áp dụng với các nhóm bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải. Bệnh viện Bạch Mai dự định chỉ cam kết không để bệnh nhân nằm ghép trong phạm vi khoa, còn Bệnh viện K và Phụ sản T.Ư thì chưa dám cam kết không để bệnh nhân nằm ghép.

Ngoài ra, một cái khó nữa là thiết bị y tế rất thiếu thốn. 55% bệnh nhân của Bệnh viện K hiện điều trị tại cơ sở 3, nhưng cơ sở này mới chỉ có một máy xạ trị. Một máy đang đợi được đầu tư nhưng ít nhất phải cuối năm 2016 mới có thể đưa vào sử dụng. Bệnh viện này cũng đang có 1.800 giường bệnh nhưng thiếu 500 cán bộ y tế, trong đó có hàng trăm bác sĩ.

Về phía công tác quản lý bệnh viện, bác sĩ Lê Hoàng Minh - giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM - cho biết nếu thực hiện ngay yêu cầu không để bệnh nhân nằm ghép quá 48 giờ thì rất khó khả thi.

"Bệnh viện sẽ cho bệnh nhân còn khỏe điều trị ngoại trú (điều trị trong ngày) nhằm kéo số bệnh nhân nội trú xuống. Hiện còn khoảng 15 khoa quá tải nên phải từ từ mới hạn chế nằm ghép được”, bác sĩ Minh nói.

Tuy nhiên, Bệnh viện Ung bướu có đến 70% bệnh nhân từ các tỉnh khác đến TP.HCM điều trị. Việc giảm số lượng bệnh nhân nội trú để chuyển thành điều trị ngoại trú sẽ khiến nhiều bệnh nhân ở tỉnh phải thuê nhà trọ.

Một số bệnh nhân không có điều kiện phải nằm ngay các hành lang, dãy ghế của bệnh viện. Điều này khiến bệnh nhân tăng chi phí. Đây cũng là trăn trở của những người 
quản lý bệnh viện.

Cùng quan điểm không thể giải quyết chuyện nằm ghép ngay lập tức, TS.BS Nguyễn Thanh Hùng - giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 - cho biết bệnh viện sẽ cố gắng làm theo chỉ đạo của Bộ Y tế bằng nhiều cách như tăng khả năng lọc bệnh, kê thêm giường bệnh, điều phối bệnh nhi từ khoa đông bệnh nhi sang khoa khác...

Theo BS Hùng, bệnh viện sẽ cố gắng hết sức nhưng đây là cả quá trình chứ không thể nói một cái 
là làm được ngay.

Về giải pháp hạn chế nằm ghép, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch - trưởng phòng kế hoạch tổ chức Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM) - cũng cho biết: “Quan trọng nhất là khám sàng lọc bệnh, bệnh nhẹ thì chỉ điều trị ngoại trú”.

Chỉ có cách đầu tư thêm giường bệnh

Về buổi thị sát ngày 14-4, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết “cuộc kiểm tra là hoàn toàn bất ngờ, ngay nhiều thành viên đoàn kiểm tra cũng chỉ được báo trước khi đoàn xuất phát”. Bà Tiến nói:

- Tại bệnh viện, tôi đã gặp trực tiếp các bệnh nhân và hỏi cụ thể về tình hình, thì khu vực bệnh nhân nội trú đã có những cải thiện. Bệnh nhân điều trị ở Bệnh viện K cho biết thái độ của nhân viên y tế chu đáo và tận tình, còn phòng bệnh, phòng vệ sinh đã sạch sẽ hơn nhiều, dù bệnh viện quá đông.

Mới đây, tôi đã đi khảo sát ở Bệnh viện Việt Đức, đã đến những khoa nóng nhất. Bệnh viện Phụ sản, Bạch Mai, Bệnh viện K đều có thể thực hiện không nằm ghép quá 48 giờ theo khoa, nhưng một số khoa quá tải thì sẽ khó khăn. Ở địa phương tôi cho rằng sẽ sắp xếp được đúng theo yêu cầu trong chỉ thị mới.

* Nhiều yêu cầu từ Bộ Y tế là phải chấm dứt nằm ghép sau 48 giờ bệnh nhân nhập viện, nhưng thực tế vẫn phải ghép giường. Bà cho là giải pháp nào có thể giúp chấm dứt tình 
trạng này?

- Bệnh viện quá tải hiện nay giống như tình trạng đường không mở mà có thêm nhiều xe lưu thông, dẫn tới kẹt xe. Chỉ có đầu tư thêm giường bệnh và đào tạo thêm cán bộ mới giải quyết được.

Nếu đợi nguồn chỉ từ ngân sách thì rất khó, nên chúng tôi nghĩ rằng hai hướng công tư kết hợp và kêu gọi đầu tư tư nhân là phù hợp, nhưng đầu tư tư nhân chậm giải tỏa bệnh nhân hơn vì thương hiệu bệnh viện tư chưa mạnh bằng bệnh viện công lập. Ở những bệnh viện đang còn những khoa quá tải thì cần phải đầu tư thêm giường bệnh.

LAN ANH ghi

​Cô giáo trùm bạt cứu 17 trẻ mầm non bị ong đốt

Bác sĩ Nguyễn Bá Thời, trưởng khoa hồi sức cấp cứu, chống độc Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Chương thăm khám cho các bé bị ong rừng đốt - Ảnh: Doãn Hòa

Đến sáng 15-4, sức khỏe của các trẻ mầm non và cô giáo đã ổn định và không còn nguy kịch đến tính mạng. Tại bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Chương chỉ còn hai bé bị nặng hơn đang được điều trị.

Trước đó, khoảng 8g sáng 14-4, cô giáo Phạm Thị Tuyết, 46 tuổi, giáo viên dạy hơn 20 trẻ tại điểm trường mầm non xóm Xuân Trung. Trong lúc cô trò đang sinh hoạt thì bất ngờ một bầy ong rừng bay vào trong phòng và đốt mọi người. Cô và trò hoảng loạn chạy tìm chỗ trốn. Do học sinh đông nên cô Tuyết gọi điện cho lãnh đạo UBND xã Thanh Xuân và phụ huynh cầu cứu.

Nhận được tin báo, UBND xã Thanh Xuân huy động lực lượng đến hiện trường xua đuổi bầy ong và đưa học sinh cùng giáo viên đến trạm xá cấp cứu. Sau đó, có 12 cháu và cô giáo được chuyển đến bệnh viện Đa khoa Khoa huyện Thanh Chương cấp cứu. Năm trẻ khác được chuyển sang Bệnh viện Đa khoa huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh).

Bác sĩ Nguyễn Bá Thời - trưởng khoa cấp cứu, hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Chương - cho biết: lúc 10g sáng 14-4 bệnh viện tiếp nhận 12 trẻ và một cô giáo trong tình trạng khó thở, nổi ban đỏ toàn thân, sốt, tiểu ít.

Ngay sau đó, các bác sĩ, y tá đã cho các bệnh nhân thở ô-xy, truyền dịch chống sốc, bài niệu tích cực, giải độc tố trong cơ thể do bị ong đốt.

Đến 17g chiều 14-4, tình trạng các bệnh nhân được kiểm soát. “Các bệnh nhân đều bị triệu chứng do ong rừng đốt, mỗi người ít nhất có hơn 10 vết đốt trên cơ thể ở đầu, lưng, chân, tay…Nếu không được cấp cứu kịp thời thì các bé rất dễ bị sốc, suy thận cấp, dễ dẫn đến tử vong”, bác sĩ Thời nói.

Chị Lê Thị Ngọc, 25 tuổi, mẹ bé Phạm Thị Hoài Thương (2 tuổi) kể lại, khoảng 9g sáng 14-4 chị Ngọc đang ở nhà thì nhận được tin con mình đi học ở trường mầm non bị ong đốt. Khi chị chạy xuống trạm y tế xã thì thấy các bé đang được cấp cứu, nằm la liệt ở trạm y tế xã. Bé Thương bị ong rừng đốt hơn 20 vết khắp trên cơ thể.

Còn chị Trần Thị Trà, 39 tuổi, mẹ bé Trần Thục Như (3 tuổi), ngụ xóm Xuân Hiền, xã Thanh Xuân cho hay nghe điện thoại báo của cô giáo chủ nhiệm chị Trà liền đánh xe máy tới trường mầm non.

“Lúc đó cô trò đều nháo nhác chạy tìm chỗ nấp, tôi thấy cô giáo dùng tấm bạt lớn trong trường để đưa các cháu vào chỗ kín, tránh sự truy đuổi của đàn ong”, chị Trà nhớ lại. Đến sáng 15-4, bé Như đã qua cơn nguy kịch, có thể ăn uống bình thường nhưng người vẫn còn sốt cao.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Khánh Thành, chủ tịch UBND xã Thanh Xuân cho biết sau khi xảy ra sự việc phía xã đã tới bệnh viện thăm hỏi, động viên các bé bị ong đốt đang được điều trị.

Nguyên nhân được xác định là một đàn ong rừng ở gần trường mầm non bay vào trường đốt các bé và cô giáo. Hiện chính quyền xã đang kiểm tra gần khu vực trường mầm non còn tổ ong nào nữa hay không để ổn định việc dạy và học tại đây.

DOÃN HÒA

Khám trầm cảm ở đâu, có được hưởng BHYT không?

Xin hướng dẫn cho tôi đi chữa bệnh trầm cảm ở đâu? Tôi có được khám và điều trị theo diện bảo hiểm y tế không?

PHẠM QUỐC BẢO

- TS.BS Hồ Tống Tiễn - giảng viên bộ môn tâm thần Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM, tại TP.HCM:

Hiện nay hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần đã phát triển rộng khắp từ xã, phường đến quận, huyện và TP nên có rất nhiều cơ sở y tế tiếp nhận điều trị các bệnh liên quan đến sức khỏe tâm thần.

Bệnh nhân có thể đến những nơi sau đây để khám bệnh trầm cảm: phòng khám bác sĩ gia đình ở phường xã; các phòng khám chuyên khoa tâm thần của quận, huyện; các phòng khám chuyên về tâm thần - thần kinh của các bệnh viện đa khoa lớn như Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Đại học Y dược TP, Bệnh viện Quân y 175, Bệnh viện Nhân dân Gia Định...

Ngoài ra, bệnh nhân có thể đến bệnh viện chuyên khoa sâu là Bệnh viện Sức khỏe tâm thần TP.HCM.

Về quyền lợi bảo hiểm y tế (BHYT) khi đi khám chữa bệnh trầm cảm, theo ông Cao Văn Sang - giám đốc Bảo hiểm xã hội TP.HCM, như các loại bệnh khác, người có thẻ BHYT được hưởng quyền lợi khi khám chữa bệnh theo quy định. Về nguyên tắc, nếu không trong tình trạng phải cấp cứu, bệnh nhân nên đến nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu hoặc đến các bệnh viện quận, huyện để được khám bệnh và cấp 
thuốc điều trị.

Nếu cơ sở đăng ký khám bệnh ban đầu hoặc bệnh viện quận, huyện nơi bệnh nhân đến khám trầm cảm không trị được bệnh này sẽ có trách nhiệm cấp giấy chuyển viện giới thiệu bệnh nhân lên bệnh viện tuyến trên hoặc Bệnh viện Sức khỏe tâm thần TP.HCM để được khám chữa bệnh.

Khi có giấy chuyển viện bệnh nhân sẽ được hưởng quyền lợi BHYT theo quy định. Nếu bệnh nhân nóng ruột đi thẳng lên bệnh viện chuyên khoa sức khỏe tâm thần sẽ không được hưởng quyền lợi BHYT - trừ khi phải cấp cứu.

Cấy chip vào não giúp người bị liệt vận động

Bệnh nhân Ian Burkhardt vận động tay - Ảnh: Reuters
Bệnh nhân Ian Burkhardt vận động tay - Ảnh: Reuters

Những năm gần đây, hướng xử lý là dùng các thiết bị điện tử xây dựng hệ thống “giao diện não - máy tính” giúp sử dụng sóng não để làm chuyển động cơ hoặc các vật dụng khác.

Giờ đây, các nhà khoa học cho biết đã tiến gần hơn đến mục tiêu bằng cách ghi nhận và dịch lại các tín hiệu não, từ đó giúp một thanh niên 24 tuổi có thể di chuyển được bàn tay dù người này đang bị chấn thương tủy sống.

“Nghiên cứu đánh dấu lần đầu tiên một người bị liệt có thể vận động lại nhờ vào các tín hiệu ghi nhận từ não bộ.

Điều này rất quan trọng cho các bệnh nhân khác trong tương lai, đặc biệt là những người bị đột quỵ, chấn thương sọ não hoặc tủy sống” - ông Chad Bouton, thuộc Viện nghiên cứu Y khoa Feinstein ở New York (Mỹ), cho biết.

Ông Bouton và các đồng nghiệp đến từ Trung tâm nghiên cứu Batelle và Đại học Ohio cấy con chip nhỏ vào vỏ não vận động của Ian Burkhardt, một bệnh nhân nam bị liệt năm 19 tuổi, do gặp nạn khi chơi thể thao.

Burkhardt được yêu cầu quan sát hình ảnh bàn tay cử động với nhiều tư thế khác nhau. Trong quá trình này, con chip sẽ ghi nhận lại các sóng điện não của bệnh nhân.

Trung bình mỗi phút con chip phải xử lý khoảng 3 gigabyte thông tin, sau đó dùng thuật toán máy tính để dịch lại và chuyển tiếp các tín hiệu đến một thiết bị điện được đeo vào cánh tay của Burkhardt.

Hệ thống này cho phép anh thực hiện sáu động tác khác nhau ở cổ tay và bàn tay, trong đó có việc nhấc một chiếc bình lên hoặc dùng cây khuấy hũ nước.

“Lần đầu tiên tôi có thể đóng và mở bàn tay. Tôi cảm thấy hi vọng vào tương lai” - anh Burkhardt lạc quan. Dĩ nhiên, Burkhardt chỉ có thể di chuyển tay khi kết nối với thiết bị đặt trong phòng thí nghiệm ở bang Ohio.

Ngoài ra, não anh cũng được gắn một con chip và theo các nhà khoa học, con chip này sẽ mất chất lượng theo thời gian và có thể bị nhiễm trùng hoặc bị cơ thể loại thải.

Burkhart vẫn hi vọng ngày nào đó có thể rời khỏi phòng thí nghiệm mà vẫn có thể vận động.

Đối với anh, sử dụng thiết bị bao gồm dây và các điện cực gắn trên da này dễ chịu hơn nhiều so với việc phải đeo đồ giả. “Bạn sẽ không bị biến thành người máy khi đeo vật này trên tay. Đây là thiết bị trông tự nhiên, dễ sử dụng và thích hợp với cuộc sống hằng ngày của bạn” - Burkhart chia sẻ.

BìNH MINH

Phát hiện chất cấm trong thực phẩm sẽ xử phạt hình sự

Gà ngâm trong loại dung dịch “đặc biệt” biến từ màu trắng sang màu vàng bắt mắt - Ảnh: Thăng Long

Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát về tăng cường kiểm soát lạm dụng hóa chất, phụ gia trong sản xuất nông lâm thủy sản đã khẳng định như vậy. 

Theo Bộ trưởng Phát, thời gian gần đây tình trạng lạm dụng hóa chất, màu nhuộm ruốc ở Phú Yên, vàng o nhuộm măng ở Đà Lạt, Đà Nẵng, Nghệ An… đã ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người dân.

Bộ trưởng yêu cầu các Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tập trung hướng dẫn cơ sở sản xuất kinh doanh, tuyệt đối không để sử dụng chất vàng O, các chất tạo màu, nhuộm màu, phụ gia độc hại vào sản xuất thực phẩm.

Cũng theo chỉ thị này, Bộ trưởng Phát cho biết các trường hợp phát hiện có sử dụng chất cấm vào thực phẩm sẽ xử lý vi phạm hành chính theo nghị định của Chính phủ và truy cứu trách nhiệm hình sự theo các điều 190, 191, 317 của Bộ Luật hình sự sửa đổi sẽ có hiệu lực từ 1-7.

Các trường hợp bị phát hiện và hình thức xử lý đều được đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Chỉ thị cũng giao Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản chủ trì, phối hợp với các ngành công an, y tế, công thương tiếp tục kiểm soát, ngăn chặt chất cấm, phụ gia độc hại.

​Hãi hùng cảnh chế biến măng trên nền gạch bẩn

Cảnh chế biến măng trên nền gạch bẩn thỉu - Ảnh: Doãn Hòa

Sáng 14-4, trở lại cơ sở chế biến măng ở khối Tân Thành 2, phường Lê Mao - địa điểm cảnh sát môi trường TP Vinh, Nghệ An phát hiện một số thùng chứa măng có giòi lúc nhúc bên trong, chúng tôi chứng kiến cảnh người của cơ sở này thản nhiên chế biến măng không đảm bảo điều kiện vệ sinh.

Cơ sở chế biến măng này nằm gọn trong khu dân cư, kề với nhà văn hóa khối Tân Thành 2. Khuôn viên cơ sở chế biến măng rộng chừng hơn 50m², chứa nhiều thùng phuy nhựa màu xanh đựng măng.

Hai ngày sau khi lực cảnh sát môi trường phát hiện khoảng 5 tấn măng bốc mùi hôi thối, một số thùng xuất hiện giòi đang bò lúc nhúc lẫn bên trong, đến nay cơ sở chế biến măng này vẫn hoạt động bình thường.

Sau khi đeo bao găng tay cao su, một phụ nữ trong cơ sở chế biến măng này vớt măng ra thùng nhựa. Tiếp đó, người phụ nữ này đổ thẳng măng xuống nền gạch ướt nhẹp, bẩn thỉu để sơ chế măng. Nền gạch cũng là nơi sinh hoạt, đi lại của nhân viên cơ sở chế biến măng. Nước thải sau khi rửa măng chảy thẳng ra con đường phía trước. Chừng 30 phút sau, măng sơ chế ráo nước được chất vào hai bao tải đưa đi tiêu thụ.

Tại cơ sở chế biến măng của bà T. ở khối 2, phường Đội Cung, TP Vinh, hơn 10 thùng phuy nhựa chứa măng che chắn sơ sài được chủ cơ sở tấp ngay bên lề đường.

Theo phản ảnh của nhiều người dân, do măng được cất giữ lâu ngày, bốc mùi hôi thối nên ảnh hưởng đến môi trường khu dân cư.

Một thùng chứa măng bốc mùi hôi thối - Ảnh: Doãn Hòa
Hóa chất được phát hiện tại chợ Vinh - loại hóa chất cơ quan điều tra nghi ngờ các cơ sở chế biến măng dùng để “nhuộm” măng - Ảnh: Doãn Hòa

Người tiêu dùng không mua măng ngâm hóa chất

Thông tin lực lượng cảnh sát môi trường Nghệ An liên tiếp phát hiện, bắt giữ các cơ sở chế biến măng chứa nhiều tấn măng bốc mùi hôi thối, măng được xử lý bằng việc “ngậm” hóa chất cấm khiến nhiều bà nội trợ hoang mang, lo lắng.

Chị Phạm Thị Thương, 32 tuổi, ngụ phường Vinh Tân, TP Vinh, cho biết măng là món khoái khẩu của gia đình nhưng từ ngày nghe tin măng được xử lý bằng hóa chất lạ, chất cấm vàng ô để ngâm măng từ trắng sang vàng thì chị đã không mua măng ở chợ về dùng.

Tại chợ Vinh - chợ đầu mối thực phẩm, các quầy hàng bán măng tươi cũng chịu cảnh ế ẩm bởi rất ít khách hàng tới hỏi mua. Bà Hương, một tiểu thương ở chợ Vinh, cho hay măng là thực phẩm dễ hỏng, măng tươi chỉ cần thu mua về mà không xử lý ngay rất dễ bị thối ruỗng.

Trước đó, làm việc với lực lượng cảnh sát môi trường, ông Lê Đức Sơn, 46 tuổi, ngụ phường Đội Cung, TP Vinh, khai nhận để “biến” măng từ màu đen sang màu trắng thì sử dụng chất tẩy trắng. Sau đó tiếp tục ngâm măng với chất bột màu vàng để tạo màu cho măng.

Còn chủ kiôt Thảo Lộc ở chợ Vinh nói rằng số bột màu vàng được mua từ một số người dân tại một huyện lân cận, còn bột màu trắng mua tại Huế. Số bột màu vàng được mua với giá 16.000 đồng/kg, còn bột màu trắng được mua với giá 355.000 đồng/bì tải/40kg.

Đây là số hóa chất mà cơ quan điều tra nghi ngờ giống với số bột hai cơ sở sản xuất măng tươi sử dụng để “nhuộm” măng bị giữ trước đó.

DOÃN HÒA

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016

Trung Quốc bắt 200 người liên quan vắc xin hết hạn

Trung Quốc bắt giữ 202 người liên quan bê bối vắc xin hết hạn sử dụng - Ảnh: AFP
Trung Quốc bắt giữ 202 người liên quan bê bối vắc xin hết hạn sử dụng - Ảnh: AFP

Theo AFP, vụ việc là bê bối mới nhất trong lĩnh vực y tế, sức khỏe tại Trung Quốc kể từ sau scandal năm 2008 liên quan tới loại sữa bột nhiễm độc melamine.

Bê bối vắc xin liên quan tới hoạt động tàng trữ trái phép và không đúng quy chuẩn, vận chuyển và buôn bán các loại vắc xin có tổng giá trị lên tới nhiều triệu USD, nhiều loại trong đó đã hết hạn sử dụng.

Theo thông báo trên trang web của Hội đồng nhà nước Trung Quốc, 357 quan chức chính phủ đã bị sa thải hoặc giáng chức do có liên quan tới bê bối này.

Công luận Trung Quốc càng phẫn nộ hơn khi các cơ quan chức năng chậm trễ trong việc công khai thông tin về sự việc.

Mọi việc chỉ thực sự bung ra cuối tháng 3-2016 bất chấp thực tế hai nghi phạm chính liên quan, gồm một bà mẹ và cô con gái ở tỉnh Sơn Đông, đã bị bắt giữ từ tháng 4-2015.

Kể từ năm 2010, hai nghi phạm chính đã lén lút bán 25 loại vắc xin hoặc đã hết hạn, hoặc không được bảo quản đúng cách với trị giá hơn 570 triệu nhân dân tệ (88 triệu USD).

Trong đó bao gồm các loại vắc xin phòng bại liệt, bệnh dại, viêm gan B và cúm cho cả trẻ em và người lớn.

D. KIM THOA

Những người có bộ gen bí ẩn

Những nhân vật người đột biến trong mắt điện ảnh - Ảnh chụp màn hình
Những nhân vật người đột biến trong mắt điện ảnh - Ảnh chụp màn hình

“Những kết quả nghiên cứu cho thấy rõ sự hiểu biết chưa toàn diện của chúng ta về tỉ lệ truyền bệnh qua gen của hầu hết các chứng bệnh ở người

Ông DANIEL MACARTHUR (chuyên gia 
di truyền học)

Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng bảng mã gen của gần 600.000 người trưởng thành, các nhà nghiên cứu thuộc Trường Y khoa Icahn tại New York (Mỹ) đã phát hiện 13 bộ gen đặc biệt. Kết quả nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature Biotechnology. Theo đó, họ là những người mang trong mình các biến đổi gen mà về lý, đáng lẽ họ phải mắc các chứng bệnh nguy hiểm lúc nhỏ như xơ nang và những bệnh gây dị tật hệ xương nghiêm trọng. Thế nhưng tất cả lại đều khỏe mạnh, bình thường.

Khác thường

Nhóm nghiên cứu, đứng đầu là nhà khoa học Stephen Friend, nêu giả thuyết là 13 người này hẳn phải có những yếu tố gen khác lạ, giúp họ khắc chế được các bệnh tật do những biến đổi gen đó gây ra.

Và nếu giả thuyết đó đúng, và nếu các nhà nghiên cứu có thể tìm ra nguyên nhân giúp họ chống được bệnh tật từ trong gen, điều đó có thể dẫn tới giải pháp đột phá trong việc điều trị các căn bệnh này ở những người không có bộ gen may mắn như họ.

Hầu hết các nghiên cứu trước đây đều tập trung tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Nhà nghiên cứu Friend cho rằng: “Việc tìm ra một gen gây bệnh không giống với việc tìm ra giải pháp phòng ngừa căn bệnh đó”.

Một vài năm trước, ông Friend và một đồng nghiệp đã nghĩ tới ý tưởng tìm kiếm các giải pháp trị bệnh không phải ở những người bị bệnh, mà ở những người đáng lý bị bệnh nhưng không hiểu sao vẫn bình thường, khỏe mạnh.

Và để chứng minh tính khả thi của ý tưởng này, các nhà nghiên cứu đã bắt tay vào tìm xem liệu có những người mang đặc điểm như vậy không. Họ đã rà quét bộ mã gen của 589.306 người trưởng thành từ 12 nghiên cứu khác nhau, tập trung vào 874 bộ gen có liên quan tới 584 căn bệnh xảy ra lúc nhỏ. Đây là những bệnh di truyền, xảy ra khi có biến đổi ở một điểm gen đơn lẻ nào đó và sau đó di truyền theo định luật Mendel.

Các nhà nghiên cứu chọn những loại bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng ngay ở giai đoạn nhỏ để giảm thiểu nguy cơ những người mắc bệnh vẫn khỏe mạnh lúc nhỏ và chỉ biểu hiện bệnh ở giai đoạn trưởng thành. Họ cũng chỉ tập trung vào các loại bệnh có biểu hiện vật lý rõ ràng kiểu như dị tật trong cấu tạo hộp sọ hay da bị rỗ để đảm bảo không bỏ sót trường hợp nào.

Mặt khác, tất cả những bệnh được nghiên cứu đều có liên quan rõ rệt tới một biến đổi gen nào đó, có nghĩa nếu cơ thể người nào xảy ra biến đổi gen này thì dứt khoát họ sẽ mắc bệnh ấy.

Thoạt đầu nhóm nghiên cứu tìm được 15.597 người có vẻ như không bị bệnh do di truyền. Tuy nhiên, sau khi lọc lựa kỹ càng, họ nhận thấy 13 trường hợp mang những biến đổi gen có liên quan tới tám loại bệnh gồm: xơ nang, hội chứng Smith-Lemli-Opitz, mất tự chủ, ly thượng bì bóng nước, hội chứng Pfeiffer, hội chứng tự miễn đa tuyến, loạn sản dạng Campomelic và thoái hóa xương.

Cần kiểm chứng thực tế

Lý tưởng mà nói, các nhà nghiên cứu cần gặp lại 13 bệnh nhân này để kiểm nghiệm thêm lần nữa việc không có điểm khác lạ nào trong mẫu ADN của họ, hoặc không xảy ra nhầm lẫn nào trong hồ sơ bệnh án dẫn tới việc thông tin sai về bệnh. Nhưng tiếc là tất cả những giấy cam đoan khi điều trị của người bệnh đã không cho phép các nhà nghiên cứu được liên lạc lại với họ. Ngay cả 13 người đó cũng không hề biết họ mang trong mình một bộ gen “trời phú”.

Chính vì không thể theo đuổi tiếp nghiên cứu trên 13 người này nên các phát hiện của nhóm nghiên cứu ở Trường Y khoa Icahn sẽ không thể kiểm định lần nữa. Do đó, theo ông Friend và một chuyên gia nghiên cứu di truyền học khác là ông Daniel MacArthur ở Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (không tham gia nghiên cứu này), cần có thêm các nghiên cứu khác nữa để củng cố cho kết quả vừa khám phá.

Ông MacArthur cho rằng trong hơn nửa triệu trường hợp, nhóm nghiên cứu mới chỉ tìm được 13 bộ gen hiếm, điều đó cho thấy các nghiên cứu tiếp theo sẽ cần một số lượng mẫu khổng lồ hơn nhiều. Và theo đó, việc sử dụng những nghiên cứu này để tìm giải pháp chữa bệnh thậm chí còn khó hơn nữa.

Tuy nhiên, chuyên gia này cũng lạc quan cho rằng khi các nhà khoa học trên toàn thế giới cùng hợp tác nghiên cứu với các cơ sở dữ liệu gen khổng lồ của hàng trăm triệu người, rõ ràng họ sẽ tìm hiểu được rất nhiều thông tin hữu ích về các loại gen gây bệnh.

Sự sống trên Trái đất đến từ... vũ trụ?

Các chuyên gia đến từ Viện hóa học của Đại học Nice (Pháp) đã kết hợp cùng cơ sở Synchrotron Soleil (Pháp) đã tìm ra loại hợp chất có chứa hệ gen của con người trong băng của một sao chổi nhân tạo.

Hợp chất hữu cơ này là ribose, có vai trò quan trọng trong cấu tạo của axit ribonucleic (ARN) thuộc bộ gen của người. Sự tồn tại của phân tử ribose bổ sung vào những điểm còn thiếu sót trong lời giải thích về sự xuất hiện của sự sống trên Trái đất. Vì thế nó càng khiến giả thuyết “sự sống trên Trái đất có thể đến từ vũ trụ” thêm chắc chắn.

Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm bằng cách tạo ra các tinh vân, từ đó phát triển thành sao chổi nhân tạo, đồng thời dựa trên các dữ liệu trước đây do Viện Vật lý thiên văn Orsay thực hiện.

Tuy nhiên, để có được kết luận thuyết phục hơn về vai trò của sao chổi đối với sự sống trên Trái đất, họ cần phải chứng minh được rằng ribose tồn tại trong sao chổi tự nhiên chứ không chỉ trong phiên bản nhân tạo.

BÌNH MINH

D.KIM THOA (duongkimthoa@tuoitre.com.vn)

Khám ở phòng khám Trung Quốc thấy mình toàn bệnh nặng

Tư vấn khám chữa bệnh ở phòng khám đa khoa Thế Giới (646-648 Võ Văn Kiệt, P.1, Q.5, TP.HCM) nơi có nhiều bác sĩ người Trung Quốc làm việc (Tuổi Trẻ 12-4 đã phản ánh trong bài “Chiêu moi tiền của phòng khám Trung Quốc”) - Ảnh: Duyên Phan
Tư vấn khám chữa bệnh ở phòng khám đa khoa Thế Giới (646-648 Võ Văn Kiệt, P.1, Q.5, TP.HCM) nơi có nhiều bác sĩ người Trung Quốc làm việc (Tuổi Trẻ 12-4 đã phản ánh trong bài “Chiêu moi tiền của phòng khám Trung Quốc”) - Ảnh: Duyên Phan

​Ngoài bày tỏ sự phẫn nộ, phần lớn đòi hỏi phải có giải pháp giúp người bệnh tránh cảnh “tiền mất tật mang”.

Phải chữa bệnh nhiều lần

Tôi từng điều trị ở phòng khám có đa số bác sĩ là người Trung Quốc. Tôi cảm nhận thật tội nghiệp cho những bệnh nhân đến đây. Tôi hỏi thăm nhiều người, thấy một số người phải chữa lần 2, có khi lần 3, còn giá điều trị thì đúng là trên trời, giấy tờ đóng tiền và hóa đơn mập mờ không 
đồng nhất.

N.V.DUNG

Giúp kiến thức cho người bệnh

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc người bệnh tiếp tục tìm đến các cơ sở y tế tư nhân có bác sĩ Trung Quốc và bị dính chiêu hù dọa, phóng đại nhiều lần về bệnh lý là chiến thuật quảng cáo hoành tráng, “nổ” ngất trời, khiến bệnh nhân rơi vào “mê hồn trận”.

Để người cần khám chữa bệnh nhận biết, tránh xa thủ đoạn gian dối, lừa lọc của một số phòng khám có bác sĩ Trung Quốc, hơn ai hết ngành y tế và từng bệnh viện phải biết đưa hình ảnh của mình đến với người dân, giúp họ có kiến thức cơ bản trong việc lựa chọn địa chỉ tin cậy mỗi khi muốn khám, điều trị bệnh và biết “đề kháng” trước những kiểu moi tiền ở những cơ sở khám chữa bệnh bất lương.

Bên cạnh đó, ngành y tế cũng nên thường xuyên công khai danh sách các phòng khám vi phạm đã bị phát hiện, xử lý để bệnh nhân biết mà tránh xa. 


HỮU CHƠN

Công khai phòng khám vi phạm

Người dân đã kêu cứu rất nhiều lần, nhưng cơ quan chức năng chỉ phạt hành chính và tước giấy phép vài tháng cho có lệ. Tại sao không công khai những sai phạm lên báo, đài và khuyến cáo người dân không nên đến các phòng khám loại này để khám chữa bệnh? Phải có biện pháp giúp dân chứ không phải cứ nói bó tay 
là xong.

QUỐC NHAN

Xem lại việc cấp phép

Vấn nạn này đã xảy ra nhiều năm, báo chí đã đề cập nhiều lần nhưng đâu vẫn còn đấy. Vấn đề ở đây là quy định cấp phép cho các phòng khám có bác sĩ Trung Quốc rất mơ hồ, nhiều phòng khám được cấp phép từ trung ương, họ dùng giấy phép ấy mở nhiều phòng khám tại các tỉnh nên sở y tế các tỉnh, thành khó kiểm tra, khi kiểm tra phát hiện vấn đề cũng không xử lý được. Cần rà soát các quy định này.

NGUYỄN NGỌC

Thanh tra các phòng khám có bác sĩ Trung Quốc

Ông Bùi Minh Trạng - chánh Thanh tra Sở Y tế TP.HCM - cho biết ngày 13-4 Thanh tra Sở Y tế TP đã bắt đầu thanh tra, kiểm tra các phòng khám Trung Quốc, trong đó có các phòng khám báo Tuổi Trẻ phản ánh.

Theo ông Trạng, thời gian gần đây thanh tra sở cũng nhận được một số phản ảnh của bệnh nhân về việc quảng cáo, khám chữa bệnh, giá thu dịch vụ... của một số phòng khám Trung Quốc, Hàn Quốc hành nghề có dấu hiệu không tuân thủ quy định.

Để đảm bảo các phòng khám tuân thủ đúng quy định của pháp luật trong hoạt động, từ đầu tháng 4-2016 Thanh tra Sở Y tế TP đã lên kế hoạch kiểm tra toàn bộ phòng khám có bác sĩ Trung Quốc và Hàn Quốc tham gia khám chữa bệnh (theo kế hoạch được Sở Y tế phê duyệt) nhằm tiếp tục chấn chỉnh và xử lý nghiêm các phòng khám có sai phạm.

Về trách nhiệm quản lý ngành và giám sát hoạt động của phòng khám Trung Quốc, ông Trạng cho biết sẽ đề xuất Sở Y tế yêu cầu tất cả phòng khám phải niêm yết danh sách các bác sĩ tham gia khám chữa bệnh (số chứng chỉ hành nghề, phạm vi chuyên môn) để bệnh nhân tham gia giám sát.

Nếu phát hiện bác sĩ nào không có tên trong danh sách niêm yết hoặc làm không đúng phạm vi có thể phản ảnh để Sở Y tế xử lý. Sắp tới, Sở Y tế sẽ công khai toàn bộ danh sách người hành nghề và cơ sở khám chữa bệnh trên trang web để người dân có thể vào tìm hiểu, giám sát...

L.TH.H.

Cứu bệnh nhân “đang chết” do vỡ động mạch chủ ngực

Ca phẫu thuật cứu anh H. kéo dài khoảng tám giờ - Ảnh: H.L.
Ca phẫu thuật cứu anh H. kéo dài khoảng tám giờ - Ảnh: H.L.

Sau khi siêu âm tim được chẩn đoán lóc tách động mạch chủ type A, tràn máu màng ngoài tim, anh H. được chuyển thẳng tới Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 để phẫu thuật càng sớm càng tốt mới có cơ hội sống sót.

Nhập viện lúc hơn 21g trong tình trạng lơ mơ, trụy tim mạch, huyết áp kẹt, da tái lạnh nổi vân tím, vã mồ hôi, vô niệu..., anh H. nhanh chóng được hoàn thành các xét nghiệm và triển khai mổ cấp cứu lúc 23g với chẩn đoán: lóc tách động mạch chủ type A, biến chứng chảy máu ép tim cấp, hở van động mạch chủ, thiếu máu cơ tim do lóc tách động mạch vành, suy đa tạng.

ThS Ngô Vi Hải - phẫu thuật viên, quyền trưởng khoa phẫu thuật tim mạch Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 - cho biết chỉ cần chậm 2-3 phút, nếu chưa thiết lập kịp tuần hoàn ngoài cơ thể thì sẽ không còn cơ hội cứu sống và bệnh nhân chắc chắn sẽ tử vong.

Sau tám giờ 
căng thẳng, truyền 6 lít máu và các chế phẩm máu khác, anh H. được thay toàn bộ gốc động mạch chủ (thay van động mạch chủ, cắm lại các động mạch vành bị lóc tách), đồng thời thay động mạch chủ lên và quai động mạch chủ.

Một tháng sau mổ, anh H. đã hồi phục 
hoàn toàn.

ThS Hải nhấn mạnh triệu chứng thường gặp nhất của bóc tách động mạch chủ là đau ngực dữ dội và đột ngột ngay từ khi bắt đầu. Một số đặc điểm của đau nghi ngờ do bóc tách động mạch chủ gồm đau như xé ngực, đau vượt quá sức chịu đựng, đau buốt nhói, đau như dao đâm.

Tuy nhiên không hiếm gặp các trường hợp bóc tách động mạch chủ mô tả cơn đau có tính chất như do thiếu máu cơ tim hay nhồi máu cơ tim cấp. Hai bệnh lý này cần chẩn đoán phân biệt trước khi đưa ra phương pháp điều trị.

Lóc tách động mạch chủ type A cấp tính là một thảm họa thực sự của bệnh tim mạch. Khoảng 50% bệnh nhân tử vong trong 48 giờ đầu, 60% trong tuần đầu và tới 90% trong tháng đầu, khi đã vỡ gây ép tim cấp có tỉ lệ tử vong gần như 100%.

Để tránh tình trạng bóc tách động mạch chủ, ThS Ngô Vi Hải khuyên những người có yếu tố nguy cơ cao như: tuổi trên 60, hút thuốc lá, tiền sử gia đình có người phình động mạch chủ, cảm giác mạch đập gần rốn (trường hợp phình động mạch chủ bụng), đau ở vùng bụng hoặc ngực, đau lưng... thì nên thường xuyên thăm khám, siêu âm để phát hiện theo dõi và điều trị kịp thời, tránh để động mạch chủ phình bị bóc tách hoặc vỡ gây nguy hiểm cho tính mạng.

Đừng hoang mang với tin bao cao su gây ung thư

Nam sinh một trường THPT ở Q.3, TP.HCM trong giờ thực hành mang bao cao su - Ảnh: Mỹ Dung
Nam sinh một trường THPT ở Q.3, TP.HCM trong giờ thực hành mang bao cao su - Ảnh: Mỹ Dung

Những ai đang sử dụng bao cao su để ngừa thai (thuộc chính sách quốc gia về kế hoạch hóa gia đình) hoặc tránh sự lây nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục (nhất là bệnh HIV/AIDS) biết tin này đang lo lắng rất nhiều. Họ phân vân có nên tiếp tục sử dụng bao cao su là dụng cụ rất hữu hiệu để vừa ngừa thai vừa 
ngừa bệnh?

Hóa chất chứa trong cao su được cảnh báo là MBT (viết tắt của 2-mercaptobenzothiazole). Cách nay đã lâu, từ năm 1925, MBT là hóa chất được cho vào cao su thiên nhiên thúc đẩy quá trình phản ứng hóa học gọi là “lưu hóa” làm cho cao su có độ bền, độ dai nhiều hơn để sử dụng được trong sinh hoạt con người.

Nếu không có MBT, bao cao su mà cánh đàn ông dùng sẽ không có độ bền, độ dai cần thiết để thực hiện chức năng của nó.

Từ lâu, người ta đã biết bao cao su khi dùng có gây một “tác dụng phụ” có khi trở thành nỗi kinh khiếp của người dùng nó hoặc người phối ngẫu. Đó là gây dị ứng cho cả người nam và người nữ. Người nam tròng bao cao su vào chưa kịp hành sự thì ngứa dữ dội, còn người nữ chỉ mới tiếp xúc với người nam thì đã bị phát ban, nổi mề đay cùng mình.

Dị ứng là phản ứng của người dễ bị dị ứng (gọi là quá nhạy cảm) khi tiếp xúc với “chất lạ” (gọi là kháng nguyên), phản ứng này quá mãnh liệt đến độ rối loạn. “Chất lạ” của bao cao su có thể chính là cao su nhưng cũng có thể là các hóa chất chứa trong nó.

Từ khá lâu, người ta đã xác định MBT cũng là một “chất lạ” gây dị ứng. Nó có thể gây ra “dị ứng do tiếp xúc” mà thường nhất là “viêm da tiếp xúc”. Hiện nay, mối quan tâm nhiều nhất đối với các chế phẩm từ cao su, trong đó chứa hóa chất MBT, chính là nguy cơ gây dị ứng.

Còn nguy cơ gây ung thư của MBT? Nhiều nghiên cứu thử trên súc vật thí nghiệm, kết quả không có tính khẳng định. MBT không gây đột biến gen ở các chủng vi khuẩn Salmonella typhimurium TA98, TA100, TA1535 hay TA1537.

Nhưng ở một nghiên cứu khác, MBT có gây đột biến ở locus TK của tế bào L5178Y lymphoma của chuột. Không có bằng chứng MBT gây ung thư ở chuột nhắt đực với liều 375 hay 750 mg/kg. Với liều cao hơn, có vài bằng chứng ghi nhận MBT làm gia tăng nguy cơ bệnh ung thư bạch cầu đơn nhân, ung thư tụy, ung thư tuyến thượng thận ở chuột đực, hay ung thư gan ở chuột cái.

Còn ở người? Cơ quan quốc tế về nghiên cứu ung thư, đặc biệt của WHO, quan tâm nhiều đến những điều kiện mà MBT trong cao su thôi ra môi trường và nhiễm nhiều cho người tiếp xúc.

Họ nghiên cứu sự thôi nhiễm MBT vào trong nước uống và xác định nếu MBT chứa trong nước uống với nồng độ đến mức hơn 600 microgam/lít thì mới gây hại cho người. Tức người phải uống 1 lít nước chứa 600 microgam MBT mà phải uống hết thì mới có nguy cơ bị hại.

Thứ hai, họ nghiên cứu dịch tễ tại các nhà máy hóa chất có MBT để xem sự phơi nhiễm MBT. Họ ghi nhận những công nhân làm việc tại các nhà máy hóa chất có MBT có nguy cơ cao hơn về mắc bệnh ung thư ruột, ung thư bàng quang và vài loại ung thư máu.

Như vậy, người sử dụng bao cao su vẫn nên yên tâm sử dụng bao cao su. Bởi vì chưa có chứng cứ khoa học nào ghi nhận người sử dụng bao cao su giống y như người uống một lít nước chứa 600 microgam MBT hay giống người công nhân làm việc ở nhà máy hóa chất tiếp xúc trực tiếp với MBT trong thời gian dài mà bị ung thư.

Vài chuyên gia cho rằng một lượng lớn MBT trong các nhà máy có thể nguy hiểm, nhưng một lượng nhỏ trong các sản phẩm hằng ngày như bao cao su thì không có khả năng gây hại.

PGS.TS NGUYỄN HỮU ĐỨC

Bà Rịa - Vũng Tàu xuất hiện gạo nấu thành cơm “đỏ, hồng”

Tô cơm màu hồng của nhà bà H. - Ảnh: CTV
Tô cơm màu hồng của nhà bà H. - Ảnh: CTV

Sáng 12-4, bà Trần Thị H. (ngụ tại đường Đồ Chiểu, P.3, TP Vũng Tàu) phát hiện gạo nhà mình nấu thành cơm trước đó hai ngày bỗng nhiên biến thành màu hồng. Ngay lập tức bà H. đã đến trình báo với cơ quan công an.

Bà này cho hay, số gạo nấu thành cơm bị đổi màu được bà mua tại một tiệm bán gạo trên địa bàn Vũng Tàu. Giá gạo bà mua là 19.000 đồng/kg.

Ngay sau khi nhận tin báo, Công an TP Vũng Tàu đã làm việc với chủ cửa hàng và niêm phong gần 500 kg gạo nghi cùng chủng loại bán cho bà H, trong đó cơ quan công an đưa về trụ sở khoảng 10 kg gạo.

Đến chiều 13-4, Công an TP Vũng Tàu đã mời một chủ cửa hàng này đến trụ sở để cùng mở niêm phong, lấy gạo ra để nấu cơm và chờ xem hai ngày sau có hay không việc chuyển màu.

Chứng kiến việc nấu cơm “thực nghiệm” còn có ngành y tế TP Vũng Tàu.

Tuy nhiên theo chủ cửa hàng trình báo với công an, trước khi công an thực nghiệm, họ đã dùng gạo trên để nấu cơm và để hai ngày nhưng chưa thấy xảy ra hiện tượng chuyển sang màu hồng.

Ngoài ra, tại huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng xuất hiện hiện tượng tương tự như trên.

Cụ thể, cơ quan chức năng đã lấy mẫu gạo của gia đình anh D. ở thị trấn Ngãi Giao để kiểm nghiệm.

Trước đó, ngày 8-4, anh D. mang cơm màu hồng đến trình báo với chính quyền địa phương rằng mình mua 10 kg gạo trên địa bàn thị trấn về nấu ăn nhưng do ăn không hết, nên cất vào tủ lạnh.

Ba ngày sau, anh D. cho người thân số cơm thừa trong tủ lạnh đem về cho gà ăn thì cơm chuyển sang màu hồng. 

Cơm nhà anh D. - Ảnh: CTV
Cơm nhà anh D. - Ảnh: CTV
ĐÔNG HÀ

Kết quả kiểm nghiệm: Phẩm màu nhuộm ruốc ở Phú Yên có độc

TTO - Mẫu bột màu đỏ cánh sen Rhodamine B là loại phẩm màu không được phép sử dụng, do gây nôn mửa, có hại cho gan, thận, hệ sinh sản, hệ thần kinh và có thể gây ung thư.

Ngư dân Phú Yên nhuộm đỏ con ruốc - Ảnh: Lê My
Ngư dân Phú Yên đang nhuộm đỏ con ruốc - Ảnh: Lê My

Chiều 13-4, ông Đặng Phúc - chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên) - cho biết đã nhận được kết quả kiểm nghiệm ba mẫu hóa chất mua ở các tiệm tạp hóa ở phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu. Đây là loại hóa chất người ta dùng nhuộm ruốc cho đẹp.

Kết quả cho thấy, mẫu bột màu đỏ gạch Sunset yellow FCF (E110), Ponceau 4R (E124) và mẫu bột màu đỏ đô Ponceau 4R (E124) là hai loại phẩm màu nằm trong danh mục phụ gia thực phẩm có chức năng làm phẩm màu được phép sử dụng.

Riêng mẫu bột màu đỏ cánh sen Rhodamine B là loại phẩm màu không được phép sử dụng, do là hợp chất hóa học có thể gây độc cấp và mãn tính. Chất này qua đường tiêu hóa gây nôn mửa, có hại cho gan, thận, hệ sinh sản, hệ thần kinh và có thể gây ung thư.

KIM THỦY

Sau khi uống kháng sinh đường ruột, một phụ nữ tử vong

TTO - Ngày 13-4, anh Nguyễn Thanh Long (trú xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) đã viết đơn gửi Công an huyện Đại Lộc kiến nghị làm rõ nguyên nhân cái chết của chị Nguyễn Thị Vân (26 tuổi, vợ của anh Long). 

Theo anh Long, sáng 13-4, chị Vân nói đau bụng nên được gia đình chở đến Bệnh viện Đa khoa khu vực phía Bắc Quảng Nam (tại huyện Đại Lộc) để cấp cứu.

Sau khi vào viện, các bác sĩ bệnh viện cho chị Vân uống hai viên thuốc. Nhưng một lúc sau, chị Vân bị co giật chân tay, được chuyển ra Bệnh viện Đà Nẵng cấp cứu nhưng đã tử vong vào chiều 13-4.

Trao đổi với PV Tuổi Trẻ, ông Tô Mười, giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực phía Bắc Quảng Nam, cho biết chị Vân nhập viện lúc 7g sáng cùng ngày trong tình trạng đau bụng, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa. Các bác sĩ làm các xét nghiệm và chẩn đoán chị bị viêm dạ dày ruột cấp.

Sau khi cho uống thuốc kháng sinh đường ruột thì bệnh nhân xuất hiện rối loạn nhịp tim.

Bệnh viện đã hồi sức tích cực nhưng tình trạng bệnh nặng vượt quá khả năng của bệnh viện nên chuyển chị Vân ra Đà Nẵng, nhưng chị đã tử vong.

“Có thể nguyên nhân khiến chị Vân tử vong là do bệnh nhân bị viêm dạ dày ruột cấp kết hợp với triệu chứng nhịp nhanh thất, còn bệnh viêm dạ dày ruột cấp thì không có chi. Kết luận cuối cùng phải chờ cơ quan pháp y mới chính xác được” - ông Mười nói.

Chiều cùng ngày, ông Nguyễn Văn Hai, giám đốc Sở Y tế Quảng Nam, cho biết vẫn chưa nhận được thông tin về ca tử vong của chị Vân. Ông Hai cho biết sẽ yêu cầu Bệnh viện Đa khoa khu vực phía Bắc Quảng Nam báo cáo sự việc.

ĐOÀN CƯỜNG

​Tỉ phú của Facebook góp 250 triệu USD chống ung thư

Tỉ phú công nghệ Sean Parker - Ảnh: Gannett-cdn
Tỉ phú công nghệ Sean Parker - Ảnh: Gannett-cdn

Theo USA Today, ngày 13-4, tỉ phú công nghệ Sean Parker, nhà sáng lập dịch vụ chia sẻ nhạc Napster kiêm đồng sáng lập Facebook, cho biết anh quyết định quyên tặng 250 triệu USD cho công tác nghiên cứu điều trị ung thư.

Nhà tỉ phú công nghệ lý giải sở dĩ anh chọn đầu tư cho lĩnh vực nghiên cứu liệu pháp điều trị ung thư bằng hệ miễn dịch bởi đây là liệu pháp mang tính bước ngoặt.

Liệu pháp điều trị miễn dịch hoạt động trên nguyên lý tìm cách tăng cường sức mạnh cho hệ miễn dịch của người bệnh để có thể tự tiêu diệt tế bào ung thư.

Đây là liệu pháp được xem là tốt nhất hiện nay, điển hình như trường hợp của cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter từng được điều trị theo phương pháp này, hồi tháng 12 năm ngoái ông tuyên bố không còn tìm thấy tế bào ung thư trong cơ thể mình.

Tỉ phú Parker cho rằng hiện tại liệu pháp điều trị miễn dịch vẫn chỉ được xem như là giải pháp cuối cùng khi không còn lựa chọn nào khác. Theo đó, người bệnh chỉ được tiếp cận nó khi hệ miễn dịch của họ thực tế đã bị hủy hoại vì hóa trị và xạ trị.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn tháng trước, ông nói: “Tôi muốn đưa nó trở thành liệu pháp điều trị trước tiên. Nó sẽ làm thay đổi toàn bộ chi phí chăm sóc điều trị sau đó”.

Khoản tiền tài trợ của tỉ phú Parker cho tới nay là khoản đầu tư lớn nhất cho lĩnh vực nghiên cứu liệu pháp điều trị ung thư bằng miễn dịch. Đương nhiên nó cũng là một trong những khoản đầu tư tài chính lớn nhất từ trước tới nay trong lĩnh vực nghiên cứu điều trị ung thư.

Trước đó ba tháng, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phát động chiến dịch kêu gọi đóng góp cho các chương trình nghiên cứu điều trị ung thư của liên bang mà ông ví von về tầm cỡ nó cũng giống như một chương trình phóng tàu vũ trụ lên mặt trăng vậy.

D. KIM THOA

Ập vào xưởng phát hiện trên 4 tấn mỡ bẩn, hôi thối

Mỡ bẩn mới được chiên đưa ra thùng phi - Ảnh: QUANG THẾ
Mỡ bẩn mới được chiên đưa ra thùng phi - Ảnh: QUANG THẾ

Ngày 13-4, Đội 3, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49, Công an TP. Hà Nội) phối hợp với Chi cục quản lý thị trường Hà Nội, Công an huyện Thanh Trì đã ập vào xưởng sản xuất mỡ bẩn ở khu cánh đồng La Gạo (xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì) và phát hiện 4 tấn mỡ đã qua chiên, rán chuẩn bị đưa đi tiêu thụ cùng 625 kg mỡ trâu bò đã bốc mùi hôi thối.

Thời điểm kiểm tra khu vực sản xuất mỡ đang bốc mùi hôi thối và nhiều lá mỡ trong tình trạng đang phân hủy. Trên các lò chiên không chỉ mỡ lợn mà có cả mỡ trâu, bò chiên lẫn lộn với nhau.

Qua kiểm tra ban đầu, cơ sở này không có giấy tờ về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như giấy phép kinh doanh.

Được biết xưởng mỡ bẩn này đã hoạt động từ nhiều tháng nay. Xưởng rộng khoảng hơn 100m2, ẩm thấp và có nhiều ruồi, muỗi.

Cơ quan chức năng đang mở rộng điều tra vụ việc. Số lượng mỡ bẩn thu được đã được tiêu hủy ngay sau đó.

Mỡ tổng hợp, mốc xanh, bốc mùi hôi thối đang chuẩn bị được đưa vào lò chiên - Ảnh: QUANG THẾ
Mỡ tổng hợp, mốc xanh, bốc mùi hôi thối đang chuẩn bị được đưa vào lò chiên - Ảnh: QUANG THẾ
Mỡ đã thành phẩm - Ảnh: QUANG THẾ
Mỡ đã thành phẩm - Ảnh: QUANG THẾ
Xương trâu, bò, lợn được chiên cùng mỡ - Ảnh: QUANG THẾ
Xương trâu, bò, lợn được chiên cùng mỡ - Ảnh: QUANG THẾ
Cơ quan chức năng kiểm tra bất ngờ tại xưởng sản xuất mỡ này - Ảnh: QUANG THẾ
Cơ quan chức năng kiểm tra bất ngờ tại xưởng sản xuất mỡ này - Ảnh: QUANG THẾ
QUANG THẾ

Những cách đuổi muỗi trong nhà 

Trồng các loại cây đuổi muỗi

Theo kỹ sư nông nghiệp Hà Sỹ Tân thì có 6 loại cây có thể trồng tại nhà, đơn giản, dễ trồng, vừa có thể làm đẹp không gian và có tác dụng đuổi muỗi.

Bạc hà lá dài
Bạc hà lá dài

Cây bạc hà

Các cây họ bạc hà (bạc hà lá dài) xua đuổi muỗi bằng cách tỏa ra một mùi hương mạnh, tương tự mùi cỏ sả. Tuy nhiên, chúng không thể cản được ong hoặc bướm. Các cây họ bạc hà dễ chăm sóc, nhanh phát triển và chịu được thời tiết nắng nóng, hạn hán. Mùi hương bạc hà làm muỗi tránh xa nhưng lại khá dễ chịu với con người.

Hoa cúc vạn thọ
Hoa cúc vạn thọ

Cúc vạn thọ

Ngoài chức năng làm đẹp cho khu vườn, nhiều nhà vườn trồng rau hoặc cây ăn quả đã trồng xen kẽ cúc vạn thọ để ngăn chặn côn trùng hoặc đuổi muỗi. Do các vườn rau thường có vi khuẩn, ẩm thấp dễ tạo môi trường cho muỗi sinh sôi thì cúc vạn thọ được xem là “kẻ thù cực mạnh” của muỗi.

Bạc hà mèo
Bạc hà mèo

Húng bạc hà

Tinh dầu trong bạc hà mèo được khoa học chứng minh có khả năng khiến muỗi tránh xa rất mạnh. Tuy nhiên, đây lại là loài cây yêu thích của những chú mèo. Để xua đuổi muỗi, đôi khi bạn phải thu hút cả những chú mèo tìm đến.

Húng quế
Húng quế

Cây húng quế

Húng quế là một trong số ít những cây thảo mộc tỏa ra mùi hương mà không cần phải nghiền hoặc vò nát lá. Ngoài ra, khi hái một lá húng quế buộc vào tóc hoặc chà lên da sẽ ngăn chặn được muỗi hoặc các loại côn trùng khác. Húng quế cũng được xem như một loại kem chống muỗi tự nhiên, an toàn cho da và không độc hại.

Hoa oải hương
Hoa oải hương

Hoa oải hương

Muỗi, sâu bệnh và nhiều loại côn trùng không tích mùi hoa oải hương. Ngoài tác dụng làm đẹp cho khu vườn, bạn cũng có thể tự làm dung dịch chống côn trùng tự nhiên bằng lá của cây oải hương.

Cỏ sả
Cỏ sả

Cây sả

Nhiều sản phẩm xua đuổi muỗi trên thị trường có tinh chất từ tinh dầu sả. Tinh dầu sả cũng có thể làm nến, cho vào lồng đèn đốt lên tạo ra một mùi hương thư giãn mà vẫn có tác dụng xua đuổi muỗi một cách an toàn.

Tinh dầu sả được đốt lên tạo mùi thơm thư dãn và xua đuổi muỗi
Tinh dầu sả được đốt lên tạo mùi thơm thư dãn và xua đuổi muỗi

Tự làm dung dịch đuổi muỗi đơn giản

Với những loại cây nêu trên, bạn nên ngắt lá, giã, vò hoặc nghiền nhuyễn để lấy tinh dầu. Hòa tinh dầu với rượu vodka (rượu vodka cũng có khả năng đuổi muỗi)  và để hỗn hợp nghỉ trong 12 tiếng rồi đung vào các loại chai xịt, sử dụng hằng ngày như các loại dung dịch hoặc kem chống muỗi có bán trên thị trường.

Ngoài ra, trên thị trường có nhiều sản phẩm tinh dầu sả, oải hương được bán dưới dạng phun sương có tác dụng đuổi muỗi, thư giãn.

Lưu ý, khi sử dụng các loại dung dịch, gel chống muỗi, có thể thoa lên da hoặc quần áo tùy theo hướng dẫn sử dụng. Bạn chỉ nên thoa lên da khi cần và dùng một lượng vừa đủ, thoa nhiều không có nghĩa là tác dụng sẽ tăng cao. Không thoa lên mắt, miệng hoặc các vết thương hở.

Đối với trẻ em, người lớn nên thoa dung dịch hoặc gel ra tay của mình trước rồi mới thoa lên da bé, phòng trường hợp trẻ em cho gel vào miệng hoặc bôi lên mắt.

Trước khi ăn nên rửa lại tay sạch và cuối ngày phải tắm gội, thay giặt quần áo sau khi đã sử dụng các sản phẩm chống muỗi.

Tinh dầu oải hương ngoài mùi thơm tự nhiên còn có khả năng chống muỗi cao ảnh. Dung dịch chống muỗi hoàn toàn có thể tự làm được tại nhà
Tinh dầu oải hương ngoài mùi thơm tự nhiên còn có khả năng chống muỗi cao. Ảnh: Dung dịch chống muỗi hoàn toàn có thể tự làm được tại nhà

Vệ sinh dụng cụ chứa nước

Trước tiên, mỗi nhà nên vệ sinh nơi ở thường xuyên. Người dân có thể thả cá bảy màu vào các hồ chứa, vu, lại, xô, chậu chứa nước để diệt lăng quăng, muỗi và liên tục vệ sinh các dụng cụ chứa nước, thu dọn chất phế thải, phát hoang bụi rậm ẩm thấp trong khu dân cư để tránh muỗi đẻ trứng. Những dụng cụ chứa nước khi không sử dụng phải để khô, lật úp, không để tồn đọng các vũng nước.

Ngoài ra, người dân khi đi ngủ phải mắc màn, mặc quần áo dài, màu sáng để hạn chết bị muỗi đốt. Trong nhà, đồ đạc nên để gọn gàng, tránh ẩm thấp, quần áo chồng chất lên nhau sẽ là nơi muỗi tập trung nhiều.

MINH HUYỀN

Tại sao con tôi chết oan sau tiêm vắc xin?

Vợ chồng anh Hậu đau buồn sau cái chết của con gái khi đi tiêm chủng tại Trạm y tế xã Tây Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An - Ảnh: Doãn Hòa
Vợ chồng anh Hậu đau buồn sau cái chết của con gái khi đi tiêm chủng tại Trạm y tế xã Tây Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An - Ảnh: Doãn Hòa

Cho rằng kết luận của Sở Y tế Nghệ An về nguyên nhân tử vong của con gái mình chưa thỏa đáng, gia đình anh Nguyễn Công Hậu, 32 tuổi, ngụ xã Tây Thành, huyện Yên Thành đã viết đơn khiếu nại gửi UBND tỉnh Nghệ An đề nghị làm rõ.

Trẻ chết sau khi tiêm vắc xin

Sáng 13-4, gia đình anh Nguyễn Công Hậu vẫn đang chờ kết luận giải quyết đơn khiếu nại của Sở Y tế Nghệ An về việc con gái của mình tử vong trong quá trình tiêm vắc xin tại trạm y tế xã Tây Thành.

Ông Hồ Xuân Bảy, phó chánh văn phòng UBND tỉnh Nghệ An, đã chuyển đơn khiếu nại của gia đình anh Hậu đến Giám đốc Sở Y tế Nghệ An giải quyết, kết quả báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 30-4.

Theo lời kể của anh Hậu, sáng ngày 10-3, anh Hậu cùng vợ là chị Phạm Thị Mây, 34 tuổi đưa bé Nguyễn Thị Yến Như, hơn 2 tháng tuổi đến Trạm y tế xã Tây Thành để tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng mở rộng.

Sau khi được khám sàng lọc và tư vấn, khoảng 8g sáng bé Như được tiêm vắc xin Quinvaxem mũi 1 và uống vắc xin bại liệt lần 1.

“Sau khi được y tá tiêm gia đình cho bé ở lại trạm y tế xã theo dõi chừng 30 phút, không có biểu hiện gì khác thường nên vợ chồng tôi đưa về nhà, cháu ngủ và bú bình thường”, anh Hậu nhớ lại.

Đến khoảng 15 chiều 10-3, gia đình anh Hậu gọi bé Như dậy thì bé khóc, thở nấc, môi tím, gia đình đưa bé đến Trạm y tế xã Tây Thành để cấp cứu. Do tình trạng quá nặng, bé Như được chuyển xuống Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.

Tuy nhiên đến khoảng 2g sáng ngày 12-3, bé Như tử vong, gia đình anh Hậu đưa con quay về trạm y tế xã để yêu cầu bác sĩ, y tá và chính quyền địa phương làm rõ nguyên nhân cái chết của con mình. Sau khi lập biên bản và được hứa sẽ làm rõ nguyên nhân tử vong của bé Như, gia đình anh Hậu mới đưa thi thể con gái về nhà mai táng.

“Quá trình mang thai đến lúc sinh cháu đều bình thường, không có tiền sử bệnh tật gì. Hơn 2 tháng tuổi mà con tôi rất bụ bẫm, nặng hơn 7kg nhưng không hiểu sao khi tiêm vắc xin ở trạm y tế xã về thì con tôi lại chết oan ức như vậy…”, chị Mây khóc nấc.

Tiêm đúng quy trình, trẻ vẫn chết?

Sáng 13-4, trao đổi với Tuổi Trẻ, bác sĩ Trần Kim Thành, trạm trưởng Trạm Y tế xã Tây Thành và điều dưỡng Đặng Văn Sỹ, Trạm phó đều khẳng định quy trình tiếp nhận, bảo quản, tiêm vắc xin cho bé Như đều đúng quy trình.

Theo bác sĩ Thành, vắc xin cho bé Như sử dụng là hai loại gồm: vắc xin Quinvaxem 5 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viên gan B và bệnh do Heamophilus influenzea tuýp B, lô số 1453331.01 sản xuất ngày 31-7-2014, hạn sử dụng đến 30-7-2017 do Hàn Quốc sản xuất. Loại vắc xin OPV phòng bại liệt lô số L5399, sản xuất ngày 18-9-2014, hạn sử dụng đến tháng 8-2016.

“Cùng tiêm chủng với bé Như trong ngày 10-3 còn có 71 cháu khác, trong đó có 55 cháu cùng lô thuốc với bé Như nhưng chỉ duy nhất trường hợp bé Như có phản ứng sau khi tiêm vắc xin và tử vong. Quá trình tiếp nhận vắc xin đến bảo quản, phân phối và sử dụng tiêm cho các bé chúng tôi đều làm đúng quy trình, hướng dẫn…”, bác sĩ Thành nói.

Sau khi xảy ra sự việc, Trạm y tế xã Tây Thành đã báo cáo với Trung tâm Y tế dự phòng huyện, Sở Y tế Nghệ An. Ngày 14-3, ông Nguyễn Xuân Hồng, phó giám đốc Sở Y tế Nghệ An làm chủ tịch hội đồng cuộc họp chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vắc-xin với trường hợp bé Như.

Qua kiểm tra nguồn gốc vắc xin, tiếp nhận, bảo quản, sử dụng vắc xin, điểm tiêm chủng, cán bộ y tế tiêm chúng thì hội đồng kết luận không có sai sót trong tiêm chủng. Cùng thời điểm bé Như được tiêm vắc xin, toàn huyện Yên Thành có 1.327 bé khác được tiêm chủng cùng lô vắc xin Quinvaxem nhưng không ghi nhận trường hợp nào bị phản ứng sau tiêm chủng.

Theo đánh giá của hội đồng chuyên môn, nguyên nhân tử vong của bé Như là “do suy hô hấp không hồi phục, tăng áp phổi nguyên phát, sau tiêm vắc xin Quinvaxem và uống vắc xin bại liệt OPV 42 giờ”.

Trước thông tin gia đình anh Hậu cho rằng y tá Nguyễn Thị Hà là người trực tiếp tiêm vắc-xin cho bé Như không có chứng nhận tiêm chủng nhưng khi lập biên bản sự việc tại trạm y tế xã lại ghi người tiêm là y tá Đặng Thị Thanh Thủy, bác sĩ Thành khẳng định cả hai y tá đều được tập huấn tiêm chủng và có giấy chứng nhận.

“Chúng tôi đã đến gia đình anh Hậu, chị Mây để thăm hỏi, động viên gia đình và gửi lời xin lỗi đến gia đình khi cháu bé không may tử vong sau tiêm vắc xin ở trạm y tế xã”, bác sĩ Thành cho biết thêm.

DOÃN HÒA