Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2016

Bàng hoàng phát hiện vô sinh do tắm suối nước nóng

Trang Sohu mới đây đã đăng câu chuyện liên quan đến việc tắm suối nước nóng khiến nam giới không khỏi giật mình. Theo đó, anh Tiểu Vương, 26 tuổi, làm nghề marketing, đã kết hôn hơn một năm nay. Cách đây vài tháng, 2 vợ chồng quyết định có con và họ đã đi đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe khả năng sinh sản. Kết quả các xét nghiệm đã gây “choáng” cho hai vợ chồng, trong khi người vợ hoàn toàn bình thường thì anh Vương lại có vấn đề nghiêm trọng đó là số lượng tinh trùng kém, vận động yếu, không đủ khả năng sinh con.

Ngay sau khi nhận được kết quả, anh Vương đã không tin vào những gì bác sĩ kết luận bởi anh vốn có sức khỏe tốt, lại chăm chỉ tập luyện thể thao, tại sao lại có thể vô sinh.

 bang hoang phat hien vo sinh do tam suoi nuoc nong - 1

Bao tinh hoàn của nam giới rất nhạy cảm với nhiệt độ. (ảnh minh họa)

Theo bác sĩ Tô Tân Quân, Phó chủ nhiệm Khoa Nội, Bệnh viện Đông y thuộc Đại học Vũ Hán, người trực tiếp khám bệnh cho anh Vương, sau thời gian tìm hiểu nguyên nhân, bác sĩ đã phát hiện bệnh nhân có sở thích đặc biệt là tắm nước nóng. Từ tháng 11 năm ngoái, hầu như cuối tuần nào anh Vương cùng bạn bè hoặc khách hàng đều đi tắm suối nước nóng, mỗi lần tư 1-2 giờ.

Bác sĩ Tô cho biết, bao tinh hoàn của nam giới rất nhạy cảm với nhiệt độ. Nếu nhiệt độ trên 37 độ C sẽ ảnh hưởng đến sự trưởng thành của tinh trùng và nội tiết tố nam giới androgen. Nhiệt độ tại suối nước nóng thường cao, nếu ngâm mình quá lâu sẽ dẫn đến nguy cơ giảm sự vận động của tinh trùng, khiến tinh trùng suy yếu, thậm chí bị tiêu diệt làm cho nam giới không còn khả năng sinh sản.

“Một lần sốt cao, một lần tắm xông hơi có thể ảnh hưởng chất lượng tinh trùng trong vòng 2 tháng hoặc dài hơn.”, bác sĩ Tô nói thêm. Vì thế bác sĩ nhắc nhở các cặp vợ chồng muốn sinh con không nên tắm suối nước nóng, tắm xông hơi, hoặc ngâm mình trong bồn tắm quá lâu. Ngoài ra, nam giới không nên mặc quần bó sát, ngôi liền nhiều giờ (không ngồi quá một giờ) và nên để bộ phận bao tinh hoàn được thông thoáng là cách tốt nhất để bảo vệ tinh trùng.

Những trải nghiệm sau sinh mẹ đừng vội sốc

“Có sinh con rồi mới hiểu lòng cha mẹ” - tưởng chừng những giờ phút “vượt cạn” đã vật vã, gian khổ lắm rồi nhưng đến lúc con cất tiếng khóc chào đời phải chăm lo từng li từng tí, bạn mới thấu hiểu hết nỗi vất vả, khó nhọc khi mẹ nuôi mình như thế nào. Cùng tìm hiểu xem các mẹ sẽ cảm thấy những gì trong tuần đầu sau sinh.

Đã biết được “giấc ngủ là điều xa xỉ”

Trẻ sơ sinh ngủ khoảng 20 giờ mỗi ngày, nhưng giấc ngủ lại không sâu, chỉ kéo dài từ 1 tới 4 tiếng đồng hồ. Vì thế, các mẹ nên tranh thủ chợp mắt cùng lúc các bé ngủ, vừa lấy lại sức sau sinh mà vẫn đảm bảo việc bỉm sữa cho các bé mỗi ngày.

Con ơi đừng khóc

Trẻ sơ sinh trong tuần đầu thường giữ thói quen khi còn trong bụng mẹ và khóc bất cứ khi nào. Các mẹ không cần quá lo lắng, mà thay vào đó hãy để con nằm trong thế giống khi còn trong bụng mẹ rồi dần thay đổi sao cho thích hợp với môi trường mới. Ngoài ra, đói, gắt ngủ hay khó chịu cũng là biểu hiện thường thấy ở các bé khi khóc.

 nhung trai nghiem sau sinh me dung voi soc - 1

Trẻ sơ sinh trong tuần đầu thường giữ thói quen khi còn trong bụng mẹ và khóc bất cứ khi nào. (ảnh minh họa)

Cho con bú chẳng dễ dàng

Cho con bú là điều tự nhiên nhưng những ai lần đầu làm mẹ phải mất khoảng 6 tuần mới có thể cho con bú một cách thoải mái. Trong những ngày đầu, các mẹ nên nhờ người đã có kinh nghiệm quan sát cách cho con bú để nhận xét và rút kinh nghiệm lần sau. Trẻ sơ sinh bú khoảng 14 lần mỗi ngày, với chu kỳ từ 1 – 4 giờ mỗi lần. Dù bộ phận tiêu hóa chưa phát triển đầy đủ, nhưng ở thời điểm này, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu nhất để nuôi dưỡng cơ thể bé.

Tắm cho bé yêu

Vệ sinh tắm rửa cho bé trong tuần đầu tiên rất quan trọng nhưng lại khiến rất nhiều mẹ lo lắng. Tương tự như việc cho con bú, tắm cho bé cũng cần được làm quen và thực hành để tự tin hơn. Các nẹ không cần tắm cho bé mỗi ngày mà chỉ cần lau sạch sẽ người bằng khăn mềm với nước ấm và xà bông dành cho bé, xen kẽ với những ngày tắm rửa kỹ lưỡng. Nên nhớ, tất cả thao tác phải thực hiện thật nhẹ nhàng và giữ vùng quanh rốn luôn khô ráo.

Thay tã cho con

Cách quấn tã cho trẻ sơ sinh không phải mẹ nào cũng biết, đặc biệt đối với các mẹ sinh con so rất hay lúng túng trong chuyện này. Tuy nhiên, các mẹ sẽ sớm quen với việc bỉm sữa trong những ngày đầu. Điều khiến các mẹ lo lắng nhất chính là nhìn thấy màu phân của trẻ. Nếu là phân nâu hay hơi xanh, vàng thì hoàn toàn bình thường, bạn chỉ đưa con đến bác sĩ khi phát hiện trong phân của bé có màu đỏ. Số lần thay tã trong ngày dao động từ 4 đến 8 lần. Nếu em bé của bạn ngày càng đi đại tiện thường xuyên hơn có nghĩa là bé đang phát triển tốt.

Chuyển mình cũng thấy đau

Dù đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng nhưng rất nhiều mẹ vẫn khá lúng túng khi được đưa ra khỏi phòng đẻ. Mệt mỏi, đau đớn là những biểu hiện dễ thấy đối với bất kỳ cơ thể người mẹ nào sau sinh. Thế nhưng, bạn cũng không cần quá lo lắng về điều này, bởi cơ thể bạn sẽ tự cân đối và trở lại sau một khoảng thời gian kiêng cữ nhất định. Tốt nhất bạn nên nhờ người thân giúp đỡ trong những ngày đầu, tránh tình trạng kiệt sức gây nguy hiểm tới sức khỏe, mà còn ảnh hưởng tới con nhỏ.

Tận hưởng niềm vui làm mẹ

Bên cạnh những đau đớn, mệt mỏi thì niềm vui khi tận mắt nhìn đứa con 9 tháng 10 ngày mình mang nặng cũng tăng lên gấp bội. Gần như tuần đầu tiên sau sinh, các mẹ luôn cảm thấy đau nhức khăp cơ thể, nhưng bù lại, được nằm cạnh con, âu yếm và chăm nựng con. Các mẹ nên trân trọng những khoảnh khắc đáng quý này, để tận hưởng niềm vui làm mẹ, xua đi những lo lắng, phiền muộn không đáng có.

 nhung trai nghiem sau sinh me dung voi soc - 2

Bên cạnh những đau đớn, mệt mỏi thì niềm vui khi tận mắt nhìn đứa con 9 tháng 10 ngày mình mang nặng cũng tăng lên gấp bội. (ảnh minh họa)

Khuyến khích ông xã cùng chăm con

Không ít trường hợp ông xã chỉ ghé nhìn con, thơm nựng một chút rồi quay lại với công việc của mình. Tốt nhất, bạn nên trao đổi thẳng thắn và hướng dẫn, chia sẻ những kinh nghiệm với ông xã bởi họ khá vụng về trong việc chăm sóc con cái. Nếu một trong hai người có vấn đề về sức khỏe, hãy để một nửa của mình nghỉ ngơi và tránh gần con, đặc biệt trong trường hợp mắc bệnh lây nhiễm.

Chú ý tới việc kiêng cữ

Các mẹ cần chú ý từ việc ăn uống, vệ sinh cơ thể cho tới ngủ nghỉ, nhất là tuần đầu sau sinh. Tuy nhiên, tất cả phải thực hiện theo chế độ khoa học, và theo chỉ dẫn của bác sỹ. Sau khi sinh, cơ thể người mẹ  thiếu nhiều chất dinh dưỡng nhất vì đã mất nhiều năng lượng, máu và nước trong quá trình mang thai cũng như sinh nở. Trên nguyên lý ngày, các hãy lập thực đơn cho mình  thật hợp lý để bổ sung những dưỡng chất cần thiết. Bên cạnh đó, cử động nhẹ nhàng và vệ sinh sạch sẽ đúng cách sẽ giúp cơ thể các mẹ tránh được các bệnh sau sinh không đáng có.

 Khách ghé chơi đông hơn Tết

Đây là trường hợp không thể tránh khỏi đối với các bà mẹ. Cơ thể suy nhược sau sinh cùng tình trạng thiếu ngủ sẽ khiến các mẹ không còn đủ sức để trò chuyện. Hẳn bà mẹ nào cũng cảm thấy rất tự hào và muốn "khoe” thành viên mới của gia đình cho mọi người biết, nhưng điều quan trọng ở đây là quản lý lượng khách đến thăm ra sao để bạn không mất nhiều sức mới là điều quan trọng.

Mang thai hộ, mẹ bầu bị ép phải bỏ 1 trong 3 thai

Melissa Cook 47 tuổi ở Los Angeles (Mỹ), được trả 33.000 USD bởi một người đàn ông 50 tuổi là nhân viên bưu điện, sau khi ký kết hợp đồng mang thai hộ.

Người đàn ông này nhờ Meliisa mang thai và sinh con hộ bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm với tinh trùng của mình và trứng hiến tặng của người phụ nữ 20 tuổi. 3 phôi được cấy vào tử cung Melissa Cook đề phòng ngừa rủi ro, may mắn tất cả đều sống sót.

Hiện tại, người phụ nữ đang mang thai ba ở tuần 23 thai kỳ. Song cha của những đứa trẻ muốn cô phải hủy bỏ một trong các bào thai với lý do sợ gặp rủi ro khi sinh. Nếu Melissa không đồng ý theo yêu cầu rất có thể cô không nhận được đồng tiền nào theo thỏa thuận đã đưa ra.

 mang thai ho, me bau bi ep phai bo 1 trong 3 thai - 1

Người đàn ông thuê Melissa Cook mang thai hộ đe dọa sẽ không trả đủ tiền như đúng hợp đồng nếu cô không bỏ một trong ba thai.

Luật pháp California cấm phá thai sau 20 tuần tuổi. Áp lực từ phía người thuê mang thai hộ khiến Melissa vô cùng hoang mang. Cô không muốn từ bỏ đứa con nào hết. "Nếu đã muốn có hai đứa con tại sao không đồng ý cấy 2 phôi mà lại là 3. Tôi không quan tâm đến các điều lệ hợp đồng nữa, tôi chỉ mong muốn những sinh linh trong tôi được an toàn nhất", Melissa nói.

Và để hy vọng giữ được cả ba con, bà mẹ này đã nhờ đến sự can thiệp của pháp luật.  Theo đó, luật sư của bà Melissa đã đệ đơn khiếu nại dài 47 trang lên tòa án Los Angeles. Ông nói: "Các hợp đồng đẻ thuê trong trường hợp này sẽ không chịu sự giám sát hiến pháp, cô ấy là mẹ hợp pháp của 3 đứa trẻ. Dù thế nào đi nữa, một người cha yêu cầu chấm dứt cuộc đời của một trong những đứa trẻ đang trong bụng mẹ và đe dọa về tiền bạc nếu từ chối thật sự là tàn nhẫn".

California là một trong những bang có tỷ lệ đẻ thuê lớn nhất nước Mỹ. Đẻ thuê mang tính chất thương mại đã được cho phép và vì vậy rất nhiều cặp vợ chồng thoải mái ký hợp đồng tài chính với người mang thai hộ cho mình.

Những lưu ý khi mẹ bầu tắm nước nóng

Trong thời gian mang bầu, phụ nữ phải lưu ý từ những điều nhỏ nhặt nhất bởi đôi khi không may bỏ qua một vấn đề gì đó lại có thể gây nguy hiểm cho chính mẹ và bé. Một trong những điều cần chú ý là việc tắm, đặc biệt là tắm nước nóng.

Tắm nước nóng đặc biệt là trong những ngày mùa đông sẽ giúp mẹ bầu khoan khoái, dễ chịu hơn, tuy nhiên tắm nước quá nóng có thể gây giãn mạch máu, làm giảm quá trình lưu thông máu, khiến thai nhi nhận được ít máu hơn từ mẹ.

Ngoài ra, việc ngâm mình trong bồn nước nóng quá lâu có thể làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng âm đạo, ra máu hoặc rò rỉ nước ối. Vì vậy có rất nhiều vấn đề liên quan đến việc mẹ bầu tắm nước nóng. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích mẹ bầu cần biết

Nên tắm nước ấm

Mẹ bầu ngâm mình hơn 10 phút trong nước nóng có thể gây nguy hiểm cho em bé. Nó làm giảm lưu lượng máu đến thai nhi và đe dọa tính mạng bé. Nó cũng có thể gây nhiễm trùng âm đạo ở một số phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, tắm nước ấm được cho là an toàn, thời gian tắm càng nhanh càng tốt, tránh ngâm mình.

Chọn thời gian tắm

Trong thời gian mang thai, cơ thể của mẹ trở nên nhạy cảm. Tắm vào buổi sáng hoặc tối muộn có thể gây hại cho mẹ và bé bởi sẽ làm thay đổi đáng kể nhiệt độ cơ thể thai phụ. Chọn thời điểm thích hợp trong ngày khi cơ thể đã sẵn sàng để tắm, ví dụ như buổi trưa hoặc cuối giờ chiều.

 nhung luu y khi me bau tam nuoc nong - 1

Mẹ bầu cần tuyệt đối không tắm xông hơi, không tắm ngay sau ăn hoặc ngâm mình trong bông nước nóng trên 36 độ C. (ảnh minh họa)

Nói không với phòng tắm hơi

Tắm trong phòng tắm hơi có thể gây hại cho em bé và ngăn chặn sự phát triển của thai nhi do nhiệt độ quá nóng. Tắm trong bồn tắm nước nóng cũng có thể dẫn đến thai phụ chảy máu âm đạo hoặc rò rỉ nước ối.

Không tắm sau khi ăn

Tắm ngay sau khi ăn làm cho các mạch máu mở rộng, lưu thông máu do đó giảm, máu lưu chuyển đến thai nhi kém. Quá trình tiêu hóa vì vậy cũng sẽ giảm, lượng đường trong máu hạ đột ngột gây nhiều bệnh tật.

Nhiệt độ nước tắm không quá 36 độ C

Hãy để nước lạnh chảy vào bồn tắm đầu tiên sau đó mới cho nước nóng vào. Kiểm tra nhiệt độ nước bằng khuỷu tay hoặc cánh tay bởi vùng da ở các khu vực này là nhạy cảm hơn. Chắc chắn rằng nhiệt độ nước tắm không quá 36 độ C.

Uống nước khi tắm

Để tránh nguy cơ mất nước trong quá trình tắm rửa, hãy để một chai nước trong phòng tắm. Nếu bạn cần tắm lâu dài, hãy uống ít nước để tốt cho cơ thể.

Tắm cùng chồng

Điều này không chỉ làm giảm căng thẳng mà còn mang lại nhiều lợi ích trong quá trình mang thai. Người chồng có thể xoa bóp lưng, chân hoặc cánh tay để giảm mệt mỏi cho bà bầu. 

Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

Mẹ mãn kinh vẫn mang thai, sinh con hộ con gái

Bà Tracey Thompson, 54 tuổi, sinh sống tại Texas (Mỹ) vừa tạo ra một điều kỳ diệu khi hạ sinh bé gái nặng 2,8 kg nhưng không phải con mà là cháu ngoại của mìnnh.

Con gái bà Tracey Thompson là Kelley McKissack 28 tuổi bị vô sinh. Kelley và chồng là Aaron rất mong muốn có con. Họ nỗ lực làm thụ tinh ống nghiệm suốt 3 năm ròng và mang thai 3 lần nhưng đều không giữ được thai.

 me man kinh van mang thai, sinh con ho con gai - 1

Bà Tracy Thompson và con gái Kelly McKissack tại Trung tâm Y tế.

 me man kinh van mang thai, sinh con ho con gai - 2

Cặp vợ chồng hạnh phúc khoe con gái mới chào đời.

Nỗ lực có con gần đây nhất của họ là dịp Giáng sinh 2014, kết quả vẫn thất bại. Lúc này họ vẫn còn lại 4 phôi thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Bà Thompson chia sẻ rằng, trước đây khi Kelley còn là đứa trẻ từng nói đùa bà rằng “Nếu con không thể sinh em bé, mẹ hãy sinh cho con nhé”. Sau này nhớ lại, bà nghĩ đã đến lúc thực hiện lời hứa của mình.

Bà ngỏ ý muốn mang thai hộ cho con gái, dù đã mãn kinh 7 năm nhưng sức khỏe rất tốt. Bà đã trải qua một số liệu pháp điều trị để cơ thể có thể mang thai.

 me man kinh van mang thai, sinh con ho con gai - 3

Chính mẹ đã là người mang thai hộ con gái khi cô bị vô sinh.

Tháng 4/2015, các bác sĩ cấy thành công một phôi thai vào cơ thể bà Thompson. Thai nhi được theo dõi và kết quả phát triển bình thường. Sau 9 tháng mang bầu, vào thứ 4 tuần trước bà đã hạ sinh một bé gái xinh xắn bằng phương pháp sinh mổ trong niềm hạnh phúc khôn tả của cả gia đình. Em bé được đặt tên Kelcey là chữ ghép của tên bà Tracey và cô con gái.

Ôm con gái bé bỏng vào lòng, Kelley không giấu nổi cảm xúc, hạnh phúc nói rằng: "Người mẹ yêu quý của tôi đã tặng tôi món quà lớn nhất trong đời. Tôi vô cùng biết ơn, bà là một người mẹ, người bà tuyệt vời nhất". Còn bà Thompson thì nói bà rất hạnh phúc khi "làm điều này cho con gái".

Eo thon, dáng đẹp với 10 bài tập đơn giản cùng bé

Tập luyện thể thao với những người chưa có gia đình hoặc chưa sinh con là việc khá đơn giản nhưng một khi bạn đã có thêm một em bé trong nhà thì thời gian dành cho việc đến phòng tập thật xa xỉ. Tuy vậy, bạn vẫn muốn luyện tập để giữ sức khỏe và quan trọng hơn cả là để vóc dáng nhanh chóng thon gọn, săn chắc sau sinh. Vậy tại sao bạn không nghĩ đến việc biến chính phòng khách của bạn thành phòng tập. Bạn vẫn có thể vừa chơi với con, trông con mà vẫn tập luyện thể thao được.

Dưới đây là 7 động tác cực đơn giản cùng con, mẹ nào cũng có thể tập luyện được:

Động tác tấm ván (Plank)

 eo thon, dang dep voi 10 bai tap don gian cung be - 1

Mẹ quỳ gối và hai tay áp xuống thảm tập, duỗi chân ra sau tạo tư thế plank (gần như tư thế chống đẩy khi đẩy người lên). Hãy nhớ duỗi dài cơ thể sao cho tạo thành đường thẳng, không nâng hông quá cao. Đồng thời nhấn chặt tay xuống thảm tập, tiếp đó nhấn mạnh trở lại bằng gót chân.

Giữ tư thế trong 1-2 phút hoặc bao lâu bạn có thể rồi trở về tư thế ban đầu. Mẹ cần thực hiện động tác 3 lần. Động tác này không chỉ tác động lên vùng cơ trung tâm mà còn tăng cường sức mạnh của cánh tay, mông và đùi.

Động tác leo núi

Mẹ cần giữ nguyên vị trí tấm ván trên và đưa từ từ từng chân một lên sát vào chân kia, giữ cơ thể cân bằng bằng chân khác và hai tay.

 eo thon, dang dep voi 10 bai tap don gian cung be - 2

 eo thon, dang dep voi 10 bai tap don gian cung be - 3

Động tác nâng chân

Mẹ chống tay thấp xuống bằng 2 đầu gối tay, chân vẫn giữ thẳng và đưa một chân lên giữ trong vòng 30 giây, sau đó đổi lại chân khác.

 eo thon, dang dep voi 10 bai tap don gian cung be - 4

Động tác đi xe đạp

Nằm trên lưng của bạn, 2 tay giữ sau gáy, nâng thân người lên và đạp chân như bạn đi xe đạp.

 eo thon, dang dep voi 10 bai tap don gian cung be - 5

 eo thon, dang dep voi 10 bai tap don gian cung be - 6

Động tác nghiêng người

Từ tư thế plank, mẹ nhấn tay phải xuống thảm tập đồng thời nghiêng cơ thể sao cho eo của bạn ở trên rìa ngoài bàn chân phải. Xếp bàn chân trái lên trên đầu.

Hãy cùng đư tay trái, chân trái lên cao nhưng vẫn giữ nguyên vị trí. Động tác này rất có lợi cho vòng eo của mẹ.

 eo thon, dang dep voi 10 bai tap don gian cung be - 7

 eo thon, dang dep voi 10 bai tap don gian cung be - 8 eo thon, dang dep voi 10 bai tap don gian cung be - 8

Động tác nô đùa cùng bé

Với động tác này, chắc chắn các bé sẽ vô cùng thích thú. Mẹ hãy dùng bé như một quả tạ, ngồi xuống, giữ thẳng lưng và chân, sau đó nằm dài gần sát mặt sàn rồi lại ngồi dậy.

 eo thon, dang dep voi 10 bai tap don gian cung be - 10

 eo thon, dang dep voi 10 bai tap don gian cung be - 11

Động tác xoay eo

Vẫn giữ nguyên tư thế ban đầu của động tác nô đùa cùng bé, mẹ hãy dùng sức mình đưa bé sang bên ngày rồi lại chuyển sang bên kia. Động tác này rất có lợi cho vòng eo của mẹ.

 eo thon, dang dep voi 10 bai tap don gian cung be - 12

 eo thon, dang dep voi 10 bai tap don gian cung be - 13

Động tác nâng chân

Nằm thẳng trên sàn, đầu không chạm đất và dùng tay đưa em bé lên cao, sau đó mẹ tiếp tục đưa chân lên thẳng và ngẩng cao đầu. Bé sẽ rất thích thú khi được tập cùng mẹ đó.

 eo thon, dang dep voi 10 bai tap don gian cung be - 14

 eo thon, dang dep voi 10 bai tap don gian cung be - 15

Động tác nâng hông

Mẹ nằm trên sàn với chân gập gối, sau đó dùng sức của chân nâng mông lên cao, đồng thời đưa bé lên trên. Động tác này rất tốt cho cơ chân và tay.

 eo thon, dang dep voi 10 bai tap don gian cung be - 16

 eo thon, dang dep voi 10 bai tap don gian cung be - 17

Nâng người

Tiếp tục như động tác trên nhưng với động tác này mẹ sẽ phải nâng toàn bộ cơ thể lên và lấy chân giữ cân trọng lượng cơ thể.

 eo thon, dang dep voi 10 bai tap don gian cung be - 18

 eo thon, dang dep voi 10 bai tap don gian cung be - 19